Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 223 THẨM ĐỊNH tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU – CHI NHÁNH hà THÀNH (Trang 26 - 29)

Hình 1.2: Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân

Nguồn: Tổng hợp theo Giáo trình Thẩm định tín dụng – NXB Kinh tế TP.HCM

Bước 1: Xem xét hồ sơ vay của khách hàng cá nhân và thu thập thông tin bổ sung cần thiết

Bước này để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, kiểm tra sơ bộ xem khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn không.

Xem xét hồ sơ vay vốn KHCN

Thu thập thông tin bổ sung cần thiết

Thẩm định hồ sơ vay vốn KHCN Ước lượng và kiểm soát rủi ro

Nhân viên tín dụng phỏng vấn khách hàng và xác định nhu cầu của khách hàng.

Nhân viên tín dụng hướng dẫn các tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng, xác định yêu cầu vay vốn của khách hàng có phù hợp với các quy định cho vay theo yêu cầu của sản phẩm khách hàng có nhu cầu hay không.

Trong giai đoạn này, nhân viêntín dụng có đủ thông tin chi tiết về khách hàng (thu nhập, việc làm, tài sản…) để ra quyết định từ chối ngay đối với khách hàng không đủ điều kiện vay vốn.

Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn, nhân viêntín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn đầy đủ, yêu cầu khách hàng hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ. Thông thường bộ hồ sơ cho vay bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo và các giấy tờ khác liên quan đến mục đích sử dụng vốn (nếu có).

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng

Mục tiêu của bước này là thẩm định xem thực tế khách hàng có khả năng vay được không, khả năng vay được bao nhiêu tiền và vay trong thời gian bao lâu là phù hợp với nhất với khách hàng. Thông thường thời gian thực hiện bước này trong khoảng 3 – 5 ngày (tuỳ theo mức độ phức tạp của hồ sơ). Đây cũng là khâu quan trọng nhất trong quy trình thẩm định tín dụng và được thực hiện theo các nội dung sau:

Phân tích, kiểm tra tính pháp lý của khách hàng: Khách hàng vay vốn phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra mục đích của khoản tín dụng đề nghị cấp: Đây là khâu rất quan trọng, giúp nhân viên ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Xác định mức thu nhập: Mức thu nhập và sự ổn định của nguồn thu nhập là yếu tố rất quan trọng. Những khách hàng có mức lương cơ bản và thu nhập tích luỹ cao sẽ được đánh giá cao. Ngoài ra cán bộ tín dụng còn phải đánh giá tính ổn định về việc làm để đảm bảo nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng.

Phân tích tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng: Xem xét lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng: dư nợ ngắn, trung, dài hạn tại các Ngân hàng, mục đích vay vốn và uy tín thanh toán.

Định giá tài sản đảm bảo: Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo và các biện pháp bổ sung như bảo vệ, quản lý tài sản ... đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức cấp tín dụng cho khách hàng.

Bước 3: Ước lượng, kiểm soát rủi ro tín dụng

Đây là bước để những người kiểm soát (Tổ trưởng/Trưởng đơn vị) hoặc chuyên gia phê duyệt đánh giá, kiểm soát lại độ chính xác về mục đích vay vốn, tài sản thế chấp, khả năng trả nợ món vay của khách hàng trong tương lai, cũng như ước lượng tính khả thi trong phương án vay vốn của khách hàng.

Bước 4: Kết luận về khả năng thu hồi nợ.

Đây là bước cuối cùng trong quy trình thẩm định tín dụng. Sau khi bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng đã được thẩm định, lập tờ trình thẩm định và được kiểm soát rủi ro tín dụng, người kiểm soát sẽ có kết luận về khả năng thu hồi nợ trong tương lai của khách hàng để những người ra quyết định tín dụng có căn cứ đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI

Một phần của tài liệu 223 THẨM ĐỊNH tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU – CHI NHÁNH hà THÀNH (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w