THÀNH
Từ việc tìm hiều thực trạng công tác thẩm định và quy trình thẩm định thực tế tại ACB Hà Thành giai đoạn 2018 - 2020, em xin có một số biện pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác thẩm định tại Chi nhánh.
Biện pháp 1: Nâng cao trang thiết bị, hệ thống máy tính hiện đại, tốc độ cao phục vụ cho công tác luân chuyển hồ sơ, chương trình đánh giá tín dụng khách hàng … rút ngắn thời gian xử lý thông tin thẩm định.
Biện pháp 2: Chi nhánh cần phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan quy trình tín dụng. ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, NVTD xác định mức cho vay thuộc thẩm quyền phê duyệt nào đồng thời phối hợp với phòng TĐTS, phòng quản lý rủi ro tín dụng trong việc xử lý/ điều chỉnh/ xin ý kiến/ trình Hội đồng rủi ro tín dụng/ Hội đồng TĐTS. Sau khi NVTD hoàn thành hồ sơ đầy đủ chuyển sang bộ phận thẩm định, NVTD phải hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của cán bộ thẩm định để nhanh chóng hoàn thành báo cáo thẩm định một cách độc lập.
Biện pháp 3: Cần đào tạo và trọng dụng nhân viên A/O có kinh nghiệm bởi yếu tố con người luôn là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì yếu tố nhạy bén và kinh nghiệm nghề nghiệp là rất quan trọng, vì nó có thể giúp A/O thấy được những điều mà khách hàng che đậy.
Biện pháp 4: Tuân thủ đúng nguyên tắc và tiến trình thẩm định: Trong quá trình thẩm định, yêu cầu nhân viên phải thực hiện đúng nguyên tắc và tiến trình của công tác này đòi hỏi, không nên bỏ qua hay nhảy bước. Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên tín dụng cũng cần phải đặt lên hàng đầu. Bởi một nhân viên tha hóa hay đưa quá nhiều quan điểm cá nhân trong quá tình thẩm định và phê duyệt hồ sơ có thể dẫn đến sự không khách quan đối với hồ sơ vay vốn.
Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc và thủ tục thẩm định. Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp, xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kết của khách hàng đối với khoản vay… để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề. Đồng thời, Ngân hàng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu.
Biện pháp 6: Tăng cường chính sach khách hàng. Lập hồ sơ theo dõi khách hàng thường xuyên để đưa ra những dự báo cần thiết và đặc biệt triển khai gấp các thị trường về khách hàng. Lưu trữ các thông tin về khách hàng đã bị từ chối cho vay với lý do từ chối cụ thể để các cán bộ tín dụng dễ tra cứu và tránh mất thời gian tìm
kiếm, tiếp xúc khách hàng này về sau. Chủ động, tích cực tìm kiếm khách hàng mới, kinh doanh hiệu quả trên cơ sở giao chỉ tiêu cho NVTD theo nguyên tắc an toàn vốn và có hiệu quả. Việc chủ động tìm kiếm khách hàng là biện pháp quan trọng để Ngân hàng có thể sàng lọc, chủ động đến với khách hàng có tình hình kinh doanh tốt, có dự án khả thi, thu nhập cao và ổn định... từ đó sẽ nâng cao được chất lượng thẩm định tín dụng. Thực hiện tốt chính sách khách hàng sẽ tạo nên mối quan hệ gần gũi giữa Chi nhánh với khách hàng, giúp nắm bắt được nhu cầu khách hàng vay vốn để có biện pháp thích ứng kịp thời, đồng thời phát hiện những khó khăn trong hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng để tìm giải pháp giúp đỡ hỗ trợ nhằm hạn chế những rủi ro không lường trước được.
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN