Quyết đinh thành lập và quá trình phát triển ACB – chi nhánh Hà

Một phần của tài liệu 223 THẨM ĐỊNH tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU – CHI NHÁNH hà THÀNH (Trang 29 - 36)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – ACB HÀ THÀNH THÀNH

2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB

Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Joint Stock Bank

Tên viết tắt: ACB

Ngày thành lập: 04/06/1993

Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM Vốn điều lệ: 21.616 tỷ đồng (31/7/2020) Hotline (84.8) 39290999 Website www.acb.com.vn Mã số thuế: 0301452948 Logo:

2.1.2 Quyết đinh thành lập và quá trình phát triển ACB – chi nhánh HàThành Thành

Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Thành (Tên gọi cũ là ACB – Chùa Hà) đã được thành lập vào ngày 17/05/2005 với giấy phép hoạt động kinh doanh số: 0113011779 ngày 27/04/2006 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp. Đây là CN thứ 7 của Ngân hàng TMCP Á Châu trên địa bàn Hà Nội và là CN thứ 43 trên cả nước.

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Thành Tên viết tắt : ACB Hà Thành

Địa chỉ : Tầng 2 và 3 tòa nhà Báo Sinh viên, ô D29, khu ĐTM

Cầu Giấy - Phường Yên Hoà - Quận Cầu Giấy - Hà Nội

Điện thoại : 024) 3768 6638

Fax : (024) 3768 6639

ACB Hà Thành được thành lập với mục đích mở rộng mạng lưới kênh phân phối, tăng thi phần cho ACB (khu vực Q.Cầu Giấy). Trong những ngày đầu mới thành lập, ACB Hà Thành đã gặp rất nhiều khó khăn, với quy mô nhỏ, số lượng cán bộ còn ít, ngoài ra địa bàn của chi nhánh là Quận Cầu Giấy, nơi có rất nhiều ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức khác cùng cạnh tranh. Nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực phấn đấu của các lãnh đạo và cán bộ của chi nhánh, cùng sự hỗ trợ nhiệt tình của Hội sở chính. Sau gần 16 năm đi vào hoạt động, ACB Hà Thành đã đạt được những kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng, đồng thời chi nhánh luôn là một trong những chi nhánh hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra và đạt được nhiều giải thưởng của toàn hệ thống ACB về chi nhánh xuất sắc và cá nhân lao động điển hình. Để đạt được những thành tựu đó , ACB Hà Thành đã không ngừng đổi mới, đa dạng hóa – hiện đại hóa các sản phẩm và dịch vụ, dần tiếp cận các chuẩn mức quốc tế trong kinh doanh ngân hàng bán lẻ hiện đại tại Việt Nam. Bên cạnh đó, ACB Hà Thành luôn chú trọng đến đối tượng khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân thông qua chính sách khách hàng phù hợp, thu hút khách hàng mở tài khoản và giao dịch, kết hợp huy động vốn và cung cấp dịch vụ...Xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Tương tự các chi nhánh và phòng giao dịch khác trong hệ thống ACB, CN Hà Thành hoạt động với các chức năng chủ yếu:

- Huy động tiền gửi bằng VND, ngoại tệ.

- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union. - Kinh doanh ngoại tệ, vàng

- Dịch vụ trung gian thanh toán mua bán nhà và mua bán hàng hóa - Chiết khấu các chứng từ có giá do ACB phát hành

Với một danh mục đầy đủ, phong phú các nghiệp vụ của một NHTMCP thông thường, với truyền thống chuyên doanh đối ngoại, NHTMCP ACB – CN Hà Thành luôn được đánh giá là thành viên của một Ngân hàng có uy tín nhất Việt Nam. ACB Hà Thành luôn bám sát và thực hiện nghiêm túc định hướng phát triển của ngành, của đất nước. Và đó là vị thế hàng đầu trong hỗ trợ phát triển kinh tế Thủ đô luôn được khẳng định.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh vài năm gần đây

Năm 2020 đã khép lại với những tác động tiêu cực của đại dịch viêm đường hô hấp COVID – 19. Ngành ngân hàng dù không phải là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, song cũng đã và đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong tiền lệ. Mặc dù vậy ACB – Chi nhánh Hà Thành luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Hà Thành

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm2018 Năm2019 Năm2020

Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng I. Thu nhập lãi thuần 87,088 101,952 106,052 14,864 17,07% 4,1 4,02% II. Thu nhập HDDV và khác 27,023 28,397 32,310 1,374 5,09% 3,913 13,78% IV. Chi phí 63,790 71,891 70,707 8,101 12,70% (1,184) (1,65%) VII. LNTT 50,321 58,458 67,655 8,137 16,17% 9,197 15,73%

(Nguồn: Báo cáo tài chính ACB – Chi nhánh Hà Thành năm 2018 – 2020)

Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh khá ổn định qua các năm.

Thu nhập từ lãi mặc dù vẫn là nguồn thu nhập chính của ngân hàng nhưng mức đóng góp có xu hướng giảm. Cụ thể: Năm 2019 thu nhập lãi thuần tăng 17,07% so với năm 2018 tương đương tăng 14,867 tỷ đồng. Đến năm 2020 tỷ lệ

tăng trưởng so với năm 2019 đạt 4,02% tương đương 4,1 tỷ đồng. Ta thấy, thu nhập lãi thuần qua các năm vẫn tăng nhưng sự chênh lệch tăng giảm về thu nhập lãi thuần của Chi nhánh có xu hướng giảm, trong năm 2020 vừa qua dưới sự tác động của dịch bệnh khiến nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khó khăn, vì vậy mức độ tăng trưởng có sự suy giảm là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, thu nhập HDDV và khác có sự tăng đều qua các năm. Năm 2019 tăng 1,374 tỉ đồng so với năm 2018 tức tăng 5,09%. Đến năm 2020, ta thấy sự tăng trưởng rõ rệt của nguồn thu nhập này. Năm 2020 thu nhập HDDV và khác của Chi nhánh tăng 3,913 tỷ đồng, tương ứng với 13,78%. Trong khi thu nhập lãi thuần có xu hướng tăng chậm thì thu nhập HDDV và khác lại có đóng góp tích cực vào lợi nhuận của ACB Hà Thành, bởi vậy chiến lược ACB Hà Thành là tiếp tục đẩy mạnh bán lẻ, tăng nguồn thu từ dịch vụ.

Chi phí năm 2019 là 71,891 tỷ đồng, tăng 8,101 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng với 12,70%. Nguyên nhân là ngoài việc chi trả lương cho công nhân viên tăng, chi phí công cụ lao động và dụng cụ thì ACB Hà Thành còn đẩy mạnh các hoạt động marketing nhằm thu hút thêm một lượng lớn khách hàng. Đến năm 2020, đã có sự sụt giảm về chi phí. So với năm 2019 chi phí giảm 1,184 tỷ đồng tương ứng với 1,65%. Mặc dù, sự sụt giảm chi phí này không đáng kể so với sự tăng lên của năm 2019 nhưng nó phản ánh phần nào sự cố gắng của Chi nhánh trong việc hạn chế chi phí chưa thật sự cần. Đặc biệt trước biến động nợ xấu và những rủi ro tiềm ẩn với các khoản cho vay do dịch Covid-19, các ngân hàng đang tích cực dành chi phí trích lập dự phòng, ACB Hà Thành cũng không ngoại lệ.

Sự biến động của thu nhập và chi phí đã làm lợi nhuận của Chi nhánh cũng biến động theo. Năm 2019 tốc độ tăng của doanh cao hơn tốc độ tăng của chi phí nên làm cho lợi nhuận tăng so với năm 2018. Cụ thể, lợi nhuận năm 2019 đạt 58,458 tỷ đồng, tăng 16,17% tương đương tăng 8,137 tỷ đồng. Năm 2020, chi phí ACB Hà Thành có xu hướng giảm nên ACB Hà Thành ghi nhận LNTT là 67,655 tỷ đồng, tăng 15,73% so với năm 2019.

Nhìn chung, trong những năm qua kết quả hoạt động của ACB Hà Thành luôn đạt lợi nhuận tương đối. Mặc dù năm 2020 là một năm đầy thách thức, khó khan, nhất là thời kỳ giãn cách xã hội, hoạt động xử lý tài sản bảo đảm gần như bị đình trệ. Song, ACB Hà Thành không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19 bởi sự cố gắng, nỗ lực trong hoạt động tín dụng, không những góp phần vào sự phát triển kinh tế vùng Hà Nội mà còn tạo được lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng tín dụng để lợi nhuận luôn đạt sự tăng trưởng.

Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn tại ACB Hà Thành

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiê

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Huy động từ dân cư 3195,51 74,55 3018,58 72,59 3742,64 81,56 Huy động từ tổ chức DN 1065,86 24,87 1119,07 26,92 829,72 18,08 Nguồn khác 25 0,58 20,58 0,49 16,64 0,36 Tổng 4286,37 100 4158,23 100 4589 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính ACB – Chi nhánh Hà Thành năm 2018 – 2020)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số dư huy động vốn biến động qua các năm. Huy động vẫn tăng trưởng liên tục và ổn định đảm bảo nhu cầu vốn cho tăng trưởng tổng tài sản và thanh khoản cao. ACB Hà Thành tiếp tục tập trung vào các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tỷ trọng huy động từ khách hàng cá nhân lên đến 70% - 80% tổng huy động.

Về huy động theo đối tượng là KHCN, năm 2018 huy động được 3195,51 tỷ đồng chiếm 74,55% tổng vốn huy động, năm 2019 huy động được 3018,58 tỷ đồng chiếm 72,59% tổng vốn huy động. Từ 3195,51 tỷ đồng năm 2018 mà đến 2020, huy động vốn từ cá nhân đã đạt 3742,64 tỷ đồng, điều này chứng tỏ đây là nguồn vốn quan trọng, có sự ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ACB Hà Thành trong việc

sử dụng vốn. Chi nhánh cần duy trì tỷ trọng cao của nguồn vốn này và ngày càng phát triển thêm nữa. Hiện nay, các sản phẩm của ACB tập trung chủ yếu vào KHCN, một khách hàng có thể sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ của ngân hàng, đồng thời lãi suất tiết kiệm của ACB đang ở mức khá tốt so với nhiều ngân hàng cùng phân khúc, nên việc huy động vốn từ cá nhân dễ dàng hơn.

Về huy động theo đối tượng là các tổ chức doanh nghiệp, tỷ trọng huy động vốn qua các năm có sự biến đổi tăng giảm. Năm 2018, ACB Hà Thành huy động được từ doanh nghiệp 1065,86 tỷ đồng chiếm 24,87% trên tổng vốn, năm 2019 có sự tăng nhẹ 4,99 tỉ đồng so với năm 2018, năm 2020 huy động từ doanh nghiệp 829,72 tỷ đồng chiếm 18,08% tổng vốn. Mặc dù, so với nguồn vốn huy động từ KHCN nguồn vốn này thấp hơn, nhưng phần vốn này chiếm vị trí cũng quan trọng không kém, vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cơ hội đầu tư và kinh doanh thu hẹp, rủi ro ở mức độ lớn, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế của các NHTM khó khăn nên các NHTM lần lượt giảm mạnh lãi suất huy động vốn. Vì vậy, lượng vốn huy động từ doanh nghiệp năm 2020 có sự sụt giảm đáng kể.

Có thể nói, trong ba năm vừa qua công tác huy động vốn ở Chi nhánh đác đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là với đối tượng KHCN. Tuy nhiên, KHCN là mảnh đất màu mỡ, thu hút nhiều các NHTM và tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn, vậy nên Chi nhánh cần tập trung phát huy hơn nữa trước những sức ép cạnh tranh. Với đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp, hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu chỉ sử dụng dịch vụ chi lương của ngân hàng để thực hiện thanh toán tiền lương hàng tháng cho nhân viên và thực hiện thanh toán quốc tế cho các công ty xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ các sản phẩm dịch vụ dành cho mình nên ACB Hà Thành cần đẩy mạnh công tác quảng cáo, giới thiệu cho khách hàng để có thể thu hút thêm nguồn vốn từ doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tại ACB Hà Thành

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu/năm

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dư nợ Tỷ lệ%/ tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ%/ tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ%/ tổng dư nợ Dư nợ cá nhân 1031,6 6 44,50% 1157,12 43,76% 1205,3 38,80% Dư nợ doanh nghiệp 1286,6 8 55,50% 1487,11 56,24% 1901,2 1 61,20% Tổng dư nợ tín dụng 2318,3 4 100% 2644,2 3 100% 3106,5 1 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính ACB – Chi nhánh Hà Thành năm 2018 – 2020)

Nhìn vào bảng 2.3, ta thấy tổng dư nợ tín dụng ở ACB Hà Thành qua các năm đều có xu hướng tăng.

Năm 2020 chứng kiến túi tiền của hầu hết khách hàng cá nhân bị “teo tóp” vì ảnh hưởng dịch bệnh. Dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm cho dư nợ cá nhân tại ACB Hà Thành năm 2020 đạt được kết quả thấp hơn mục tiêu đề ra, đồng thời tỷ lệ tăng trưởng không cao so với mong đợi. Nếu như năm 2019 dư nợ cá nhân là 1157,12 tỷ đồng tăng 125,46 tỷ đồng so với năm 2018 tương ứng 12,16%, thì đến năm 2020 dư nợ cá nhân là 1205,3 tỷ đồng tăng 48,18 tỷ đồng tương ứng với 4,16% so với năm 2019.

Đối với chủ doanh nghiệp có nhu cầu vay mới để nhanh chóng hồi phục kinh doanh sau dịch. Đồng thời ACB cho vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay trước khi có dịch khoảng 1%-4% đã kích cầu dư nợ KHDN. Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi hơn nữa cho khách hàng vay vốn, tiết giảm chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Năm 2019, dư nợ KHDN là 1487,11 tỷ đồng, tăng 200,43 tỷ đồng so với năm 2018 tương ứng tăng 15,58%. Năm 2020 dư nợ doanh nghiệp là 1901,21 tỷ đồng,

tăng 27,85% so với năm 2019, đồng thời cũng chiếm đến 61,20% tổng dư nợ toàn Chi nhánh.

Một phần của tài liệu 223 THẨM ĐỊNH tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU – CHI NHÁNH hà THÀNH (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w