Kết quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTMCP Á

Một phần của tài liệu 223 THẨM ĐỊNH tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU – CHI NHÁNH hà THÀNH (Trang 39 - 42)

CN Hà Thành

2.2.3.1 Dư nợ cá nhân theo sản phẩm

ACB – Chi nhành Hà Thành chủ yếu cho vay dịch vụ cá nhân và công cộng. Những năm vừa qua, theo xu hướng chung các ngân hàng đều hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân là chính như: cho vay mua nhà, mua đồ dùng gia dụng, sửa chữa, du lịch… Tỷ trọng cho vay đối với cho vay ngành nghề khác và cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng qua các năm, đây cũng là định hướng chung phát triển tín dụng tại ACB.

Bảng 2.4: Dư nợ cá nhân ACB Hà Thành theo sản phẩm

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Giá trịNăm 2018Tỷ trọng Giá trịNăm 2019Tỷ trọng Giá trịNăm 2020Tỷ trọng Cho vay nhóm sản

phẩm nhà, đất 398,22 38,60% 474,53 41,01% 509,72 42,29% Cho vay sinh hoạt

tiêu dùng 113,59 11,01% 138,28 11,95% 53,43 12,73%

Cho vay Tín chấp 50,65 4,91% 56,58 4,89% 58,46 4,85%

Cho vay sản xuất kinh

doanh 406,37 39,39% 424,20 36,11% 420,29 34,87%

Khác 62,83 6,09% 63,53 5,49% 63,40 5,26%

Tổng cộng 1031,66 100% 1157,12 100% 1205,3 100%

( Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB-CN Hà Thành năm 2018 - 2020)

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta dễ dàng nhận thấy dư nợ tín dụng cá nhân của ACB Hà Thành khá ổn định qua các năm và phù hợp với định hướng mà Chi nhánh đặt ra. Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn tập trung phần lớn vào 2 sản phẩm là cho vay mua nhà đất – xây sửa nhà và cho vay sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu dư nợ cho vay xây dựng – sửa chữa nhà luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động trong khoảng từ 38,6% đến 42,29% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Năm 2019 có sự gia tăng mạnh mẽ do hoạt động đầu tư bất động sản có phần sôi động hơn so với năm 2018, các cá nhân vay vốn để mua, xây sửa chữa nhà tăng dần lên.

Đến năm 2020, dư nợ cho vay mua nhà tại Chi nhánh có tăng nhưng không cao như năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh tác động đến thu nhập của người tiêu dùng khiến nhu cầu mua nhà khó tăng, ảnh hưởng tới tín dụng cho vay lĩnh vực này. Dư nợ cho vay phục vụ sinh hoạt tiêu dùng có TSĐB đến cuối năm 2020 đạt 153,43 tỷ đồng, tăng khoảng 10,95% so với năm 2019. Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thu nhập của người dân chịu nhiều ảnh hưởng khiến nhu cầu vay tiêu dùng giảm sút. Song nhìn vào kết quả tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng cho thấy, Chi nhánh đã và đang tập trung phát triển hoạt động cho vay lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng.

Cơ cấu dư nợ cho vay tín chấp có tăng nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ có sự sụt giảm. do chính sách cho vay tín chấp của ACB khá chặt chẽ. Từ năm 2018, sau khi chuyển đổi sang bán lẻ, phần lớn ACB không cấp tín chấp cho khách hàng mới. Đây là sản phẩm có độ rủi ro cao nên ACB luôn duy trì tỷ lệ dưới 5% tổng dư nợ cá nhân đối với sản phẩm cho vay tín chấp.

Dư nợ cho vay SXKD có sự biến động qua các năm. Năm 2019 dư nợ cho vay SXKD đạt 424,20 tỷ đồng cao hơn so với năm 2018 là 17,83 tỷ đồng. Đến năm 2020, có sự sụt giảm nhẹ so với năm 2019, nguyên nhân là do dịch bệnh Covid – 19 khiến nhiều hoạt động, dự án sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhu cầu vay vốn của khách hàng suy giảm.

2.2.3.2 Dư nợ cá nhân theo kỳ hạn

Bảng: 2.5: Dư nợ cá nhân phân loại theo kỳ hạn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Ngắn hạn 548,84 53,20% 646,71 55,89% 698,47 57,95% Trung – dài hạn 482,82 46,8% 510,41 44,11% 506,83 42,05%

Tổng 1031,66 100% 1157,12 100% 1205,3 100%

( Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB-CN Hà Thành năm 2018 - 2020)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 0 10 20 30 40 50 60 70 53.2 55.89 57.95 46.8 44.11 42.05 Ngắn hạn Trung - dài hạn

( Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB-CN Hà Thành năm 2018 - 2020)

Qua ba năm trong giai đoạn 2018 – 2020 cho thấy dư nợ tín cho vay ngắn hạn tăng khá nhanh. Năm 2018 dư nợ ngắn hạn là 548,84 tỷ đồng, chiếm 53,3 % tỷ trọng dư nợ tín dụng. Năm 2019 tăng 97,87 tỷ đồng so với năm 2018, đồng thời chiếm tỷ trọng 55,89% . Năm 2020 dư nợ là 689,47 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 57,95%, tăng 51,76 tỷ đồng so với năm 2019. Điều này cho thấy Chi nhánh đang ngày càng chú trọng vào các khoản vay ngắn hạn do đối tượng khách hàng chủ yếu của Chi nhánh chính là các KHCN có nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động SXKD.

Tình hình dư nợ cho vay trung – dài hạn năm 2018 là 482,84 tỷ đồng, chiếm 46,8% tổng dư nợ. Năm 2019 đạt 510,41 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 44,11%, tăng 27,59 tỷ đồng so với năm 2018, tương đương 5,7%. Tuy nhiên sang năm 2020 dư nợ trung - dài hạn có sự suy giảm nhẹ và đạt 506,83 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,05%%, giảm 3,58 tỷ đồng so với năm 2019, tương đương 0,7%. Các khoản vay dài hạn của Chi nhánh chủ yếu là vay mua xe ô tô, vay mua – xây dựng nhà ở hay các sản phẩm cho vay du học. Chính vì vậy, dưới sự tác động của dịch bệnh khiến các hoạt động tập

trung đông người hay bay ra nước ngoài bị đình trệ dẫn đến dư nợ trung – dài hạn có xu hướng giảm.

Tổng quan, ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ. Song dư nợ trung – dài hạn của Chi nhánh cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Cho vay dài hạn giúp ACB Hà Thành có được lãi biên cao hơn, từ đ củng cố lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với những rủi ro tiềm ẩn vì cho vay kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng cao, nhất là khi tỷ trọng vốn ngắn hạn ở Chi nhánh vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động nói chung. Bởi vậy, Chi nhánh cần đưa ra cơ cấu nợ theo kì hạn cho phù hợp đảm bảo lợi nhuận thu được và giảm thiểu được nợ xấu.

Một phần của tài liệu 223 THẨM ĐỊNH tín DỤNG KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP á CHÂU – CHI NHÁNH hà THÀNH (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w