Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tác phong

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý học đại cương - ThS. Lương Văn Vui (Trang 35 - 36)

IV. Yêu cầu đối với ngƣời quản lý

4. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tác phong

Tiêu chuẩn đạo đức đòi hỏi ngƣời quản lý phải tuân thủ các chuẩn mực nhất định, biểu lộ thông qua ý thức đối với xã hội, qua thái độ công tác, qua hành vi đối với lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể đƣợc mọi ngƣời thừa nhận.

Tác phong thể hiện qua phƣơng pháp và nghệ thuật ứng xử để thực hiện nhiệm vụ. Tuỳ thuộc phẩm chất đạo đực, tài năng cá nhân và môi trƣờng cụ thể, mỗi ngƣời quản lý có tác phong quản lý riêng. “Tác phong quần chúng” là một kiểu tác phong đƣợc khuyến khích sử dụng, đòi hỏi ngƣời cán bộ quản lý phải xuất phát từ lợi ích quần chúng, tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của các thành viên. Muốn vậy, ngƣời quản lý phải gần gũi, biết lắng nghe, biết thuyết phục và tin tƣởng các thành viên trong tổ chức mình quản lý.

Tuỳ thuộc cấp độ quản lý mà các yêu cầu đối với ngƣời quản lý có sự dịch chuyển. Ở cấp độ càng cao, yêu cầu về phẩm chất chính trị càng cao. Ở cấp cơ sở, yêu cầu về chuyên môn, đạo đức tác phong đƣợc chú trọng nhiều hơn.

Các yêu cầu về đạo đức-tác phong của ngƣời quản lý có thể đƣợc thể hiện qua “Các đặc điểm của nhà lãnh đạo” theo S.A. Krikpatick và E.A. Locke (1991):

- Nỗ lực: Ngƣời lãnh đạo thể hiện mức độ nỗ lực cao. Họ có ƣớc muốn cao cho việc đạt đƣợc thành tựu, cso hoài bão, nhất quán trong hành động và thể hiện các sáng kiến.

- Ƣớc muốn lãnh đạo: Ngƣời lãnh đạo có ƣớc muốn mãnh liệt, ảnh hƣởng đến ngƣời khác. Họ thể thiện sự sẵn sàng nhận trách nhiệm.

- Sự thật thà và chính trực: Ngƣời lãnh đạo xây dựng mối quan hệ tin tƣởng giữa chính họ và cấp dƣỡi qua sự trung thực, không dối lừa và thể hiện sự nhất quán cao giữa lời nói và hành động.

- Sự tự tin: Cấp dƣới, đồng nghiệp trông cậy vào ngƣời lãnh đạo không có sự nghi ngờ, sự thiếu tự tin. Vì vậy ngƣời lãnh đạo cần thể hiện sự tự tin để thuyết phục ngƣời khác đi theo sự thích hợp, đúng đắn của mục tiêu và các quyết định.

- Sự thông minh: Ngƣời lãnh đạo phải đủ thông minh để thu thập, tổng hợp và phiên dịch khối lƣợng lớn thông tin và có khả năng tạo ra viễn cảnh, giải quyết vấn đề và ra các quyết định hiệu chỉnh.

CÂU HỎI HƢỚNG DẪN HỌC TẬP CHƢƠNG IV

1. Nhà quản lý là ai? Nhìn nhận những nhà quản lý xung quanh bạn (công việc, vai trò, tác dụng…)

2. Trong các vai trò của nhà quản lý, theo bạn, vai trò nào cần phải chú trọng nâng cao trong điều kiện hiện nay? Vì sao?

3. Nhận xét việc thực hiện các vai trò quản lý của các nhà quản lý lớp, khoa bạn. 4. Phân tích các yêu cầu đối với ngƣời quản lý. Tại đơn vị/địa phƣơng của anh, chị, cần nêu cao lên trên hết những yêu cầu nào? Giải thích.

Chƣơng V: QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ

(9 tiết, Lý thuyết: 6, Thảo luận, kiểm tra: 3)

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý học đại cương - ThS. Lương Văn Vui (Trang 35 - 36)