Nhóm 4 phƣơng pháp, nghiêng về quy trình ra quyết định:

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý học đại cương - ThS. Lương Văn Vui (Trang 39 - 40)

IV. Phƣơng pháp ra quyết định

2. Nhóm 4 phƣơng pháp, nghiêng về quy trình ra quyết định:

1/ Phương pháp kinh nghiệm

Là phƣơng pháp ra quyết định quản lý dựa trên cơ sở kinh nghiệm hay sự từng trãi về lĩnh vực hoạt động của nhà quản lý. Phƣơng pháp này chiếm tỉ lệ khá lớn trong việc đƣa ra các quyết định quản lý

Ƣu điểm: Các quyết định quản lý mang tính kế thừa với vấn đề quen thuộc của nhà quản lý; mặt khác, chi phí thời gian, kinh phí thấp.

Hạn chế:

- Phƣơng pháp này đòi hỏi ngƣời ra quyết định phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực nhất định, phải có khả năng phán đoán tốt.

- Do dựa vào kinh nghiệm cảm tính là chủ yếu để ra quyết định quản lý mà không xuất phát từ bản chất của vấn đề cần giải quyết nên dễ mắc sai lầm.

- Phƣơng pháp này khó áp dụng đối với vấn đề mới.

2/Phương pháp thực nghiệm

Là phƣơng pháp ra quyết định quản lý dựa trên có sở tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm, đánh giá các phƣơng án giải quyết vấn đề trƣớc khi ra quyết định để áp dụng đại trà.

Ƣu điểm: Kiểm tra trực tiếp phƣơng án trên thực tế trƣớc khi đƣa ra quyết định chính thức nên hạn chế đƣợc những sai lầm. Phƣơng pháp này thƣờng áp dụng cho những vấn đề mới, vấn đề phức tạp trong nhiều lĩnh vực, cả trong khoa học – công nghệ và kinh tế - xã hội.

Hạn chế: Áp dụng phƣơng pháp này thƣờng tốn kém kinh phí, đòi hỏi đủ thời gian cần thiết để kiểm nghiệm.

3/Phương pháp phân tích

Là phƣơng pháp ra quyết định quản lý dựa trên cơ sở phân tích làm rõ bản chất vấn đề cần giải quyết, xem xét trên nhiều phƣơng diện và đặt trong các mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

Đây là phƣơng pháp khá phổ biến và cho kết quả chắc chắn, tin cậy nhất. Ƣu điểm: Áp dụng cho hầu hết các vấn đề cả cũ và mới; đỡ tốn kém thời gian và kinh phí; có thể áp dụng mô hình hóa bằng toán học và máy tính; độ tin cậy cao.

4/ Phương pháp kết hợp

Là phƣơng pháp ra quyết định quản lý trên cơ sở kết hợp các phƣơng pháp khác nhau để giải quyết vấn đề nào đó nhằm đạt mục tiêu đề ra. Phƣơng pháp kết hợp khắc phục đƣợc hạn chế của một số phƣơng pháp, đồng thời khai thác các ƣu thế của các phƣơng pháp. Do vậy, phƣơng pháp kết hợp thƣờng đƣợc các nhà quản lý sử dụng, nhất là trong điều kiện cần ra các quyết định quan trọng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý học đại cương - ThS. Lương Văn Vui (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)