Tổ chức thực hiện quyết định

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý học đại cương - ThS. Lương Văn Vui (Trang 40 - 42)

Tổ chức thực hiện quyết định là một quá trình khó khăn, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của nhà quản lý. Đây cũng là một quá trình quyết định việc đƣa quyết định quản lý đã ra vào thực tế quản lý. Quá trình này gồm nhiều bƣớc:

1. Truyền đạt quyết định

Quyết định quản lý cần đƣợc thông báo, truyền đạt kịp thời, chính xác cho đối tƣợng thực hiện. Đối tƣợng thực hiện phải nắm rõ những vấn đề cụ thể nhƣ: Cần làm gì? Ai làm? Ở đâu? Khi nào? Làm bằng cách nào? (4W + H) Ai kiểm tra? Khi nào thì kiểm tra? Bên cạnh đó ngƣời thực hiện còn phải thông suốt về tƣ tƣởng mới đem hết nhiệt tình, sức sáng tạo ra để thực hiện.

2. Lập kế hoạch thực hiện quyết định

Cần xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định theo thời gian, không gian cụ thể; bao gồm việc sử dung phối hợp các phƣơng pháp kinh tế, hành chính, giáo dục trong quá trình thực hiện, các phƣơng án huy động nhân lực, vật lực, tài lực, phƣơng án tổ chức bộ máy, cán bô…

3. Bố trí nguồn lực thực hiện quyết định

Đây là khâu trực tiếp biến quyết định thành hiện thực, trong đó các khâu quan trọng nhất là bố trí, điều động cán bộ, huy động các nguồn vật tƣ, tài chính, lực lƣợng dự phòng. Sự thiếu đồng bộ và nhất quán trong tổ chức phân công, bố trí lực lƣợng thực hiện sẽ làm cho các quyết định bị vô hiệu hóa.

4. Kiểm tra việc thực hiện quyết định

Kiểm tra tác động lên quá trình thực hiện quyết định trên nhiều mặt: 1, góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của ngƣời thực hiện; 2, Kịp thời phát hiện những sai sót lệch lạc trong quá trình thực hiện cũng nhƣ bản thân quyết định để có những biện pháp khắc phục, bổ sung kịp thời; 3, Phát hiện những gƣơng tốt, kinh nghiệm tốt để động viên, nhân rộng; 4, phát hiện những khả năng chƣa sử dụng và huy động kịp thời những lực lƣợng đó.

5. Điều chỉnh quyết định

Có nhiều lý do để phải điều chỉnh quyết định: có thể bản thân quyết định có những thiếu sót, sai lầm hoặc do có sự thay đổi lớn và đột ngột các điều kiện thực hiện quyết định. Có nhiều mức độ điều chỉnh quyết định khác nhau: có thể điều chỉnh từng bộ phận, điều chỉnh tiến độ thực hiện, thậm chí thay đổi hẳn quyết định.

Trong điều chỉnh quyết định cần tránh 2 khuynh hƣớng cực đoan: một là bảo thủ, trì trệ, thấy rõ những quyết định sai lầm, không còn phù hợp nhƣng không chịu điều chỉnh; hai là điều chỉnh liên tục, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tƣởng cho ngƣời thực hiện.

6 Tổng kết việc thực hiện quyết định

Có 5 nội dung chính trong tổng kết việc thực hiện quyết định:

- Đánh giá lại chất lƣợng quyết định và chất lƣợng thực hiện quyết định; - Phát hiện những nguồn lực, những khả năng chƣa sử dụng;

- Tìm ra những nguyên nhân cản trở hoặc sai sót;

- Nắm chắc hơn đối tƣợng quản lý, bộ máy và cán bộ trong hệ thống; - Rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG V

1. Thế nào là quyết định quản lý? Quyết định quản lý có những đặc điểm gì? Đặc điểm nào là quan trọng nhất?

2. Phân tích các yêu cầu đối với quyết định quản lý. Có thể đảm bảo tất cả các yêu cầu trong một quyết định cụ thể không? Vì sao?

3. Trong vai một nhà quản lý cơ sở, bạn sẽ chọn phƣơng pháp nào để ra các quyết định:

a, Sử dụng thời gian biểu làm việc mới phù hợp hơn đối với khách hàng (nhƣng có thể gây khó khăn cho nhân viên công ty).

b, Thay đổi dây chuyền công nghệ.

c, Ứng phó với một cơn bão sắp ảnh hƣởng đến cơ quan. Giải thích cách lựa chọn của bạn.

4. Tại sao nói “Quyết định quản lý dù có đúng đắn, khoa học nhƣng sẽ không đi vào cuộc sống nếu tổ chức thực hiện quyết định không tốt”. Khâu nào là quan trọng nhất trong việc tổ chức thực hiện quyết định? Giải thích.

Chƣơng VI: THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ

(7 tiết, Lý thuyết: 5, Thảo luận, kiểm tra: 2)

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản lý học đại cương - ThS. Lương Văn Vui (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)