7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán tài sả n
1.2.3.1. Mục đích của hợp đồng mua bán tài sản
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 122 BLDS năm 2005 thì một giao dịch dân sự (bao gồm cả HĐ nói chung và HĐMBTS nói riêng) đƣợc pháp luật thừa nhận có hiệu lực pháp lý khi đảm bảo các điều kiện sau: “ngƣời tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội; ngƣời tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện” [44].
Nhƣ vậy, mục đích của HĐMBTS là lợi ích mà các bên mong muốn đạt tới khi xác lập giao dịch dân sự. HĐMBTS là phƣơng tiện pháp lý để các chủ thể thực hiện quyền tự do trong giao lƣu dân sự để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên khi giao kết HĐ, đồng thời nếu xảy ra tranh chấp vẫn có cơ sở pháp lý để giải quyết. Nội dung của HĐMBTS là sự thỏa thuận của các bên về những điều khoản chủ yếu của HĐ nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể phù hợp với quy định của pháp luật dân sự.
1.2.3.2. Nội dung của hợp đồng mua bán tài sản
Nội dung của một quan hệ pháp luật nói chung bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ đó. Nội dung cơ bản của HĐMBTS là tổng hợp những điều khoản mà các chủ thể tham gia vào HĐ đã thỏa thuận. Những điều khoản đó xác định bằng những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong HĐ.Nội dung của HĐMBTS bao gồm các yếu tố sau đây:
-Về đối tƣợng của HĐMBTS
Theo quy định tại Điều 429 BLDSnăm 2005:
1.Đối tƣợng của HĐ mua bán là tài sản đƣợc phép giao dịch.
2. Trong trƣờng hợp đối tƣợng HĐ mua bán là vật thì phải đƣợc xác định rõ.
3. Trong trƣờng hợp đối tƣợng của HĐ mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán[44].
Nhƣ vậy, đối tƣợng của HĐMBTS là vật thì bao gồm các loại tài sản hữu hình hoặc các quyền tài sản, là các quyền trị giá đƣợc tính bằng tiền (có giá), có thể chuyển dịch trong giao lƣu dân sự nhƣ quyền đòi nợ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. Dù là vật hay là quyền tài sản, tài sản đó phải đƣợc phép giao dịch, điều đó có nghĩa là ngƣời bán tài sản phải đƣợc phép bán tài sản đó hay việc bán tài sản đó phải hợp pháp, tài sản phải thuộc sở hữu của ngƣời bán hoặc ngƣời bán phải có quyền bán tài sản. Và điều quan trọng nhất là tài sản phải đƣợc phép lƣu thông, không bị pháp luật cấm giao dịch. Trên thực tế, có một số loại tài sản mà để duy trì trật tự kỷ cƣơng của xã hội nhà nƣớc phải cấm việc lƣu hành chúng nhƣ ma túy, pháo hay văn hoá phẩm đồi trụy hoặc những loại tài sản đang bị kê biên, niêm phong. Các loại tài sản này không thể là đối tƣợng của HĐMBTS đƣợc, nếu các chủ thể cố tình mua bán thì HĐMBTS sẽ vô hiệu. Ngoài ra còn có một số loại tài sản thuộc đối tƣợng nhà nƣớc hạn chế lƣu thông nhƣ kim khí quý, đá quý, súng thể thao, hoá chất độc hại thì các bên phải tuân theo quy định của nhà nƣớc về việc mua bán tài sản đó. Nếu đối tƣợng của HĐ mua bán là vật thì vật đó phải đƣợc xác định rõ trong HĐ, nếu tài sản là vật đặc định thì các bên phải chỉ định rõ vật đó, nếu là vật cùng loại thì phải xác định rõ về số lƣợng, chất lƣợng của vật.
Đối với tài sản đem bán là quyền tài sản, thì ngƣời bán phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán. Ngoài ra tài sản còn phải đƣợc xác định rõ về chất lƣợng theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật, nếu chất lƣợng của vật đó đã đƣợc đăng ký hoặc công bố. Nếu các bên không thoả thuận và pháp luật cũng không quy định thì chất lƣợng của vật đem bán sẽ đƣợc xác định theo mục đích sử dụng và chất lƣợng bình quân của vật cùng loại theo quy định tại Điều 430 BLDS năm 2005 nhƣ sau:
1. Chất lƣợng của vật mua bán do các bên thoả thuận.
2. Trong trƣờng hợp chất lƣợng của vật đã đƣợc công bố hoặc đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định thì chất lƣợng của vật đƣợc xác định theo các tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
3. Khi các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định về chất lƣợng thì chất lƣợng của vật mua bán đƣợc xác định theo mục đích sử dụng và chất lƣợng trung bình của vật cùng loại[44].
-Về giá của HĐMBTS
Giá là một yếu tố quan trọng, là một đặc tính không thể tách rời của HĐMBTS. Nếu thiếu đi yếu tố này thì sẽ không có HĐMBTS mà nó sẽ trở thành một HĐ khác. Giá của HĐMBTSlà số tiền mà ngƣời mua phải trả cho ngƣời bán đƣợc các bên thoả thuận trong HĐ. Các bên chủ thể thoả thuận về giá dựa vào giá trị thực của tài sản, số lƣợng, chất lƣợng, tính năng sử dụng của tài sản. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nhu cầu của ngƣời mua, sự thiện chí của hai bên và khả năng thanh toán của ngƣời mua.
Các bên tự thoả thuận giá nhƣng giá đó phải đƣợc xác định và ghi vào trong HĐ (đối với HĐ đƣợc giao kết dƣới hình thức văn bản), các bên có thể xác định giá bằng một lƣợng tiền chính xác theo một đơn vị tiền tệ
cụ thể (thông thƣờng là đồng Việt Nam). Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc giao dịch bằng ngoại hối hạn chế. Tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định: “Hạn chế giao dịch bằng ngoại hối” [64]. Nếu các bên không ấn định đƣợc một số tiền nhất định thì các bên cũng phải thoả thuận và ghi vào trong HĐ các yếu tố cho phép định giá. Các yếu tố này phải khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ bên nào sau khi HĐMBTS đã đƣợc giao kết.
Cơ sở để xác định giá có thể theo giá trị thị trƣờng tại thời điểm và tại nơi thanh toán và Khoản 1 Điều 431 BLDSnăm 2005 có quy định thêm:
Giá do các bên thoả thuận hoặc do ngƣời thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên.
Trong trƣờng hợp các bên thoả thuận thanh toán theo giá thị trƣờng thì giá đƣợc xác định tại địa điểm và thời điểm thanh toán.
Ðối với tài sản trong giao dịch dân sự mà Nhà nƣớc có quy định khung giá thì các bên thoảthuận theo quy định đó [44].
Trong trƣờng hợp các bên chƣa ấn định giá hoặc quy định giá không cụ thể thì áp dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 431 BLDS năm 2005: “thoả thuận về giá cả có thể là mức giá cụ thể hoặc phƣơng pháp xác định giá trong trƣờng hợp thoả thuận về giá cả hoặc phƣơng pháp xác định không rõ ràng thì giá của tài sản đƣợc xác định căn cứ vào giá thị trƣờng tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng”[44].
Các bên cũng có thể thoả thuận áp dụng hệ số trƣợt giá khi giá cả thị trƣờng có sự biến động theo quy định tại Khoản 2 Điều 431 BLDS năm 2005.
Thông thƣờng giá do hai bên cùng bàn bạc; thoả thuận thống nhất, nhƣng trong một số trƣờng hợp thì giá do hai bên ấn định. Ví dụ trong HĐ bán đấu giá tài sản, giá do ngƣời mua ấn định bằng cách trả giá cao nhất để đƣợc quyền mua tài sản đó và ngƣời bán coi nhƣ đã chấp nhận trƣớc giá
đó, thì ngƣời bán lúc này là ngƣời ấn định giá và khi ngƣời mua chấp nhận mua hàng thì cũng phải chấp nhận giá đó. Giá cũng có thể do ngƣời thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Ngƣời thứ ba ở đây có thể là một ngƣời bất kỳ, có đủ năng lực hành vi dân sự, có am hiểu nhất định về giá của tài sản mua bán đó, đƣợc ngƣời mua và ngƣời bán yêu cầu xác định giá. Các bên có thể chỉ định sẵn ngƣời thứ ba trong HĐ hoặc không, nhƣng trong HĐ phải ghi rõ giá cả do ngƣời thứ ba xác định khi đó HĐ mới đƣợc coi là hình thành. Nếu thời hạn thanh toán mà các bên không thỏa thuận đƣợc với nhau về việc chỉ định ngƣời thứ ba hoặc các bên không đồng ý với giá do ngƣời thứ ba xác định thì việc mua bán sẽ vô hiệu vì thiếu yếu tố giá cả. Trong HĐMBTS các bên đƣợc quyền tự do thoả thuận về giá, nhƣng không phải vì thế mà muốn thoả thuận nhƣ thế nào cũng đƣợc. Trong trƣờng hợp, đối với HĐMBTS mà nhà nƣớc có quy định khung giá thì các bên thoả thuận theo khung giá của nhà nƣớc.
-Về phƣơng thức giao tài sản
Đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 434 BLDS năm 2005: “Tài sản đƣợc giao theo phƣơng thức do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về phƣơng thức giao tài sản thì tài sản do bên bán giao một lần, giao trực tiếp cho bên mua” [44].
Trong HĐMBTS phƣơng thức giao tài sản do các bên thống nhất với nhau có thể đƣa tài sản trực tiếp, thông qua bên thứ ba nhằm bảo đảm những thuận tiện nhất cho các chủ thể. Còn nếu không thống nhất về phƣơng thức giao tài sản thì tài sản do bên bán giao một lần, giao trực tiếp cho bên mua. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hai bên tham gia quan hệ mua bán tài sản.
-Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐMBTS
ngƣời có nghĩa vụ, song không phải bất cứ chủ thể nào khi tham gia vào quan hệ HĐMBTS đều tự giác thực hiện nghĩa vụ mà họ đã cam kết. Mặt khác trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ HĐMBTS nói riêng thì yếu tố tài sản liên quan đến lợi ích của các chủ thể. Từ đó, làm tiền đề để đảm bảo quyền chủ động của ngƣời có quyền trong quan hệ nghĩa vụ không phụ thuộc vào hành vi của ngƣời khác và để thỏa mãn yêu cầu của mình khi ngƣời khác có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo HĐ. Pháp luật dân sự cho phép các bên có thể thỏa thuận các biện pháp bảo đảm. Theo quy định của BLDSnăm 2005, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong HĐMBTS là biện pháp đặt cọc.
Điều 358 BLDS năm 2005 xác định “đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo giao kết HĐ hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự” [44].
Trong trƣờng hợp có sự vi phạm trong giao kết, thực hiện HĐ thì xử lý nhƣ sau: Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện HĐ thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Và nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện HĐ, thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc, đồng thời phải trả một khoản tiền tƣơng ứng với giá trị tài sản đặt cọc,trừ trƣờng hợp các bên có thỏa thuận khác.