Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng mua bán tài sản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng mua bán tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.6. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng mua bán tài sản

BLDS năm 2005 xác định thời điểm có hiệu lực của HĐMBTS trên cơ sở công nhận hiệu lực của cam kết, thoả thuận của các bên, không phụ thuộc vào hình thức của HĐ. Do đó, về mặt nguyên tắc, HĐ đƣợc giao kết vào thời

điểm bên đề nghị nhận đƣợc trả lời chấp nhận giao kết của bên đƣợc đề nghị. HĐ cũng xem nhƣ đƣợc giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu các bên có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Trên cơ sở hình thức của HĐ, pháp luật cũng quy định cụ thể đối với từng trƣờng hợp. Ví dụ, đối với HĐ đƣợc giao kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết HĐ là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của HĐ; đối với HĐ đƣợc giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết HĐ là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

Về mặt nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực của HĐ đƣợc tính từ thời điểm giao kết, tuy nhiên vẫn có các ngoại lệ đó là khi các bên có thoả thuận khác, ví dụ HĐ đƣợc các bên ký vào ngày 01/01/2009 nhƣng các bên thoả thuận là HĐ đƣợc coi là ký kết vào ngày 01/02/2009 hoặc khi pháp luật có quy định khác. Ví dụ theo pháp luật đất đai thì thời điểm có hiệu lực của HĐ là thời điểm đăng ký.

Vấn đề uỷ quyền ký kết HĐMBTS không đƣợc BLDS năm 2005 quy định cụ thể. Tuy nhiên, vì HĐMBTS là một dạng của giao dịch dân sự cho nên có thể áp dụng các quy định về việc uỷ quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó cá nhân, ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho ngƣời khác xác lập, thực hiện HĐ theo chế định ngƣời đại diện.

Ngoài ra, trình tự giao kết HĐMBTSlà một quá trình trong đó các bên bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi các ý kiến trong việc cùng nhau đi đến những thỏa thuận làm phát sinh quyền và nghĩa vụ. Về thực chất, đó là quá trình mà hai bên“mặc cả” với nhau về những điều khoản trong nội dung của HĐ. Quá trình này diễn ra qua hai giai đoạn đƣợc pháp luật dân sự quy định nhƣ sau:

Giai đoạn thứ nhất: Đề nghị giao kết HĐ đƣợc hiểu là việc thể hiện rõ ý định giao kết HĐ và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với

bên đã đƣợc xác định cụ thể. Thực chất, đề nghị giao kết HĐ là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trƣớc ngƣời khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết.

Về mặt hình thức, việc đề nghị giao kết HĐ đƣợc thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau nhƣ: Ngƣời đề nghị có thể gặp trực tiếp (đối mặt) với ngƣời đƣợc đề nghị trao đổi thỏa thuận hoặc có thể thông qua các đƣờng liên lạc khác nhƣ đện thoại, Internet... Trong những trƣờng hợp này thời hạn trả lời là một khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận ấn định.

Đề nghị giao kết HĐ dân sự còn có thể đƣợc thực hiện bằng việc chuyển, gửi công văn, giấy tờ qua đƣờng bƣu điện. Trong trƣờng hợp này thời hạn trả lời là một khoảng thời gian do bên đề nghị ấn định.

Trong trƣờng hợp đề nghị giao kết HĐ có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết HĐ với ngƣời thứ ba trong thời hạn chờ bên đƣợc đề nghị trả lời thì phải bồi thƣờng thiệt hại cho bên đƣợc đề nghị mà không đƣợc giao kết HĐ nếu có thiệt hại phát sinh.

Thời điểm đề nghị giao kết HĐ có hiệu lực đƣợc quy định tại Điều 391 BLDS năm 2005 đƣợc xác định nhƣ sau: “Do bên đề nghị ấn định hoặc nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên đƣợc đề nghị nhận đƣợc đề nghị đó”[44].

Các trƣờng hợp sau đây đƣợc coi là đã nhận đƣợc đề nghị giao kết HĐMBTS:

Thứ nhất, đề nghị đƣợc chuyển đến nơi cƣ trú, nếu bên đƣợc đề nghị là cá nhân; đƣợc chuyển đến trụ sở, nếu bên đƣợc đề nghị là pháp nhân;

Thứ hai, đề nghị đƣợc đƣa vào hệ thống thông tin chính thức của bên đƣợc đề nghị;

Thứ ba, khi bên đƣợc đề nghị biết đƣợc đề nghị giao kết HĐ thông qua các phƣơng thức khác.

Lời đề nghị mặc dù chƣa phải là một HĐMBTS nhƣng ít nhiều đã có tính chất ràng buộc đối với bên đề nghị. Tuy nhiên, bên đề nghị giao kết HĐ có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết HĐ trong các trƣờng hợp sau đây:

Thứ nhất, nếu bên đƣợc đề nghị nhận đƣợc thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trƣớc hoặc cùng với thời điểm nhận đƣợc đề nghị.

Thứ hai, điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trƣờng hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc đƣợc thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

Huỷ bỏ đề nghị giao kết HĐMBTS đƣợc quy định tại Điều 393 BLDS năm 2005: “Trong trƣờng hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên đƣợc đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên đƣợc đề nghị nhận đƣợc thông báo trƣớc khi bên đƣợc đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” [44].

Còn việc chấm dứt đề nghị giao kết HĐ đƣợc thực hiện theo Điều 394 BLDS năm 2005 trong các trƣờng hợpsau:

Thứ nhất, bên nhận đƣợc đề nghị trả lời không chấp nhận; Thứ hai, hết thời hạn trả lời chấp nhận, chậm trả lời chấp nhận;

Thứ ba, khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; Thứ tư, khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;

Thứ năm, theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận đƣợc đề nghị trong thời hạn chờ bên đƣợc đề nghị trả lời.

Việc sữa đổi đề nghị do bên đƣợc đề nghị đề xuất theo Điều 395 BLDS năm 2005: Khi bên đƣợc đề nghị đã chấp nhận giao kết HĐ, nhƣng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi nhƣ ngƣời này đã đƣa ra đề nghị mới.

Giai đoạn thứ hai: Chấp nhận đề nghị giao kết HĐMBTS là sự trả lời của bên đƣợc đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội

dung của đề nghị. Chấp nhận giao kết HĐMBTS thực chất là việc bên đƣợc đề nghị nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết HĐMBTS với bên đã đề nghị.

Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết HĐ đƣợc quy định tại Điều 397 BLDSnăm 2005:

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi đƣợc thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận đƣợc trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này đƣợc coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trƣờng hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trƣờng hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên đƣợc đề nghị [44].

Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trƣờng hợp qua điện thoại hoặc qua các phƣơng tiện khác thì bên đƣợc đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trƣờng hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời. Nếu việc trả lời đƣợc chuyển qua đƣờng bƣu điện, thì ngày gửi đi theo dấu bƣu điện đƣợc coi là thời điểm trả lời, căn cứ vào thời điểm đó để bên đề nghị xác định việc trả lời đề nghị có chậm hay không so với thời hạn đã ấn định.

Trong trƣờng hợp bên đề nghị giao kết HĐ chết (hoặc mất năng lực hành vi dân sự) sau khi bên đƣợc đề nghị giao kết HĐ trả lời chấp nhận giao kết HĐ thì đề nghị giao kết HĐ vẫn có giá trị.

Cuối cùng, việc rút lại thông báo chấp nhận giao kết HĐ quy định tại Điều 400 BLDS năm 2005: “Bên đƣợc đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trƣớc hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận đƣợc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng” [44].

Tóm lại, các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giao kết HĐMBTS là cơ sở pháp lý rất quan trọng trong quan hệ mua bán tài sản. Các quy định của BLDS năm 2005 về vấn đề này là tƣơng đối đầy đủ, góp phần bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ HĐMBTS.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng mua bán tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)