Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng mua bán tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh

hƣởng đến hoạt động mua bán tài sản

Huế cũng nhƣ mỗi vùng, miền khác trên đất nƣớc ta đều có những sắc thái văn hóa địa phƣơng độc đáo. Cùng với Thăng Long, Huế là kinh đô của nƣớc Việt trong nhiều thế kỷ. Nói đến Huế, không chỉ là Huế trong phạm vi hành chính hiện nay, mà Huế là cả địa bàn Châu Hóa xƣa, nay là tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ Mỹ Chánh đến Lăng Cô, từ núi đồi Trƣơng Sơn đến đầm phá ra biển Đông [24]. Vì vậy, có thể khái quát một số đặc điểm của tỉnh Thừa Thiên - Huế ảnh hƣởng đến hoạt động mua bán tài sản nhƣ sau:

Nằm ở khu vực miền trung Việt Nam, Thừa Thiên - Huế trải dài từ 16’14’’ đến 16’4’’ vĩ Bắc, rộng từ 107’02’’ đến 108’11’’ độ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp Nƣớc Cộng hoà nhân dân Lào, phía đông giáp biển với chiều dài bờ biển là 120 km và diện tích là 5009 km2 chiếm 1,5% diện tích so với cả nƣớc [24].

Thừa Thiên - Huế có đặc điểm địa hình rất đa dạng bao gồm núi, rừng và đồi trung du, đồng bằng và vùng duyên hải ven biển. Đồng bằng tỉnh Thừa Thiên - Huế ở vùng ven biển có hệ sinh thái -địa lý đặc biệt là đầm phá nƣớc lợ với diện tích mênh mông (đặc biệt là phá Tam Giang nổi tiếng với chiều dài là 66 km, diện tích là 22.000 ha). Phía Tây Thừa Thiên - Huế là vùng núi chiếm gần 70% diện tích tự nhiên với dãy Trƣờng Sơn hùng vĩ trải dài phía tây vƣơn ra biển.

Về khí hậu, Thừa Thiên - Huế là vùng chuyển tiếp từ khí hậu á xích đạo sang khí hậu nội chí tuyến gió mùa, vùng đồng bằng và duyên hải ven

biển khí hậu thể hiện hai mùa khá rõ đó là mùa mƣa và mùa khô, trong khi miền núi lại mƣa nhiều tạo nên khí hậu mát mẻ nhƣng cũng vì mƣa nhiều mà Huế có vẻ hơi “buồn” so với các tỉnh khác trong cả nƣớc. Vềthuỷ văn, địa thế của Thừa Thiên - Huếhẹp nhƣng lại bị chia cắt bởi rất nhiều sông suối. Dãy Trƣờng Sơn có nhiều thác do có độ dốc lớn nhƣng khi xuôi dần về biển độ dốc lại giảm dần, chính vì vậy vùng đất này lại có những con sông nƣớc trong xanh, chảy hiền hoà, trong đó có sông Hƣơng. Ngoài vị trí là một trong những con sông đẹp nhất nƣớc ta, chảy qua thành phốvới vẻ đẹp hiền hoà thơ mộng, sông Hƣơng có một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần cũng nhƣ đời sống kinh tếcủa Thừa Thiên - Huế.

Mảnh đất Thừa Thiên - Huế ngày xƣa từng là địa bàn giao tiếp của những cộng đồng cƣ dân mang nhiều sắc thái văn hoá khác nhau, cùng cƣ trú và phát triển. Vào thời cổ đại, Thừa Thiên - Huế là trạm dừng chân của con đƣờng hàng hải quốc tế, vì vậy các trung tâm văn hoá lớn nhƣ Trung Hoa và Ấn Độ đã có những ảnh hƣởng lên mảnh đất này là điều không tránh khỏi.

Sau khi đã tách khỏi vua Lê chúa Trịnh và tạo lập cho mình một cơ đồ riêng biệt ở phía nam, các chúa Nguyễn vẫn tiếp tục bảo lƣu những thành tựu của nền kinh tế, văn hoá gốc Đại Việt đồng thời mở rộng giao lƣu, tiếp thu những yếu tốkinh tế, văn hoá đặc sắc của Chăm Pa nhƣ vềsản xuất, tôn giáo, âm nhạc, gốm sứ…để nhằm tạo dựng cho mình một tính cách riêng. Vì vậy, con ngƣời Huế cũng có nhiều điểm khác biệt nhƣ sự thật thà, chịu khó, ham học hỏi.

Huế đã trở thành kinh đô của Việt Nam trong suốt 143 năm (1802 - 1945) nên con ngƣời nơi đây cũng chịu nhiều ảnh hƣởng của lễ giáo phong kiến thời xƣa. Trong gia đình, ngƣời đàn ông thƣờng có tính gia trƣởng quyết định mọi việc trong ngoài gia đình, đang ít nhiều ảnh hƣởng tới hoạt động mua bán tài sản trong xã hội.

Ngoài ra, không giống nhƣ thủ đô Hà Nội hay thành phốHồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huếnền kinh tế cũng chƣa phát triển mạnh, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đang ở mức trung bình, dân số không lớn nên những hoạt động mua bán tài không sôi động, giá trị tài sản cũng không cao, những hoạt động mua bán tài sản chủyếu nhằm phục vụ cho các nhu cầu cần thiết hoặc phục vụcho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2.2. Thc trạng áp dụng pháp luật vhợp đồng mua bán tài sản ti tnh Thừa Thiên-Huế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng mua bán tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 53 - 55)