Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về chẩn đoán ung thư

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị ung thư trực tràng tại BVĐK tỉnh Thái Bình (Trang 28 - 29)

trực tràng.

W.Hamilton (2005) nghiên cứu trên 349 bệnh nhân UTTT với cho thấy các triệu chứng lâm sàng thường gặp đại tiện nhày máu (42,4%) và đau bụng (42,4%), sau đó là tiêu chảy (37,8%), táo bón (26,1%) và sút cân (26,9%). Thiếu máu xuất hiện trên 27,3% bệnh nhân. Thăm trực tràng sờ thấy u trong 51,4% các trường hợp [23].

N. Miyajima (2009) thực hiện một nghiên cứu đa trung tâm trên 1057 bệnh nhân UTTT được điều trị bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng, trong đó độ tuổi trung bình là 62,9 ± 11,7, nam chiếm 62,9%. UTTT giai đoạn I chiếm nhiều nhất (46,8%), sau đó là giai đoạn III (21,8%), giai đoạn II (18,6%), giai đoạn IV (4,9%) [24].

S.Walming và cs (2017) nghiên cứu trên 1085 trường hợp cho thấy giai đoạn III chiếm nhiều nhất với 46,2%, thời gian từ khi có các triệu chứng đầu tiên đến khi phát hiện bệnh thường gặp dưới 3 tháng (54,6%). Trong các triệu chứng cơ năng chính, đại tiện nhày máu chiếm nhiều nhất với 73% các trường hợp [25].

Mai Đình Điểu (2018) nghiên cứu trên 146 bệnh nhân, có 84,3% bệnh nhân UTTT được phẫu thuật ở giai đoạn III và không có trường hợp nào phát hiện ở giai đoạn I, thời gian từ khi phát hiện triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh nhân vào viện chủ yếu là dưới 3 tháng (61%). Triệu chứng cơ năng gồm đại tiện ra máu thường gặp nhất chiếm 79,5% các trường hợp, xếp sau đó là đau bụng (63%), phân lỏng xen kẽ táo bón (35%) và chỉ 10% bệnh nhân có thay đổi về khuôn phân. Kết quả về khám thực thể cho thấy thăm trực tràng phát hiện được u trực tràng ở 56,2% trường hợp, trong đó 54,1 % có u chiếm trên ¼ chu vi lòng trực tràng. Khoảng cách u tới rìa hậu môn khi thăm trực tràng chủ yếu là 6-10cm (40,4%). Tỷ lệ thiếu máu của bệnh nhân UTTT trên lâm

sàng là 22,6%. Tất cả các bệnh nhân đều được nội soi đại trực tràng và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng đánh giá trước mổ [26].

Trần Thái Phúc (2018) nghiên cứu trên 89 bệnh nhân UTTT thấp, có 67,9% bệnh nhân ở giai đoạn I và II, 32,1% giai đoạn III. Đại tiện nhầy máu cũng là triệu chứng thường gặp chiếm 91%, tiếp theo là rối loạn tiêu hóa 83,1%, thay đổi khuôn phân 77,5%. Tỷ lệ thiếu máu chiếm 31,5%, gày sút cân chiếm 68,5%. Giải phẫu bệnh trước mổ 100% là ung thư biểu mô tuyến [27].

Quách Văn Kiên (2019) nghiên cứu trên 88 bệnh nhân UTTT giữa và dưới cho kết quả có 75% bệnh nhân UTTT đến điều trị ở giai đoạn II và III. Triệu chứng cơ năng chính là đại tiện ra máu (95,5%), sau đó là mót rặn (87,5%), rối loạn khuôn phân (65,9%). Tất cả các bệnh nhân đều được thăm trực tràng và nội soi đại trực tràng trước mổ. Tỷ lệ các trường hợp được chụp CLVT và MRI trước mổ lần lượt là 20,45% và 79,55% [28]

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị ung thư trực tràng tại BVĐK tỉnh Thái Bình (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)