Kết quả sớm của phẫu thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị ung thư trực tràng tại BVĐK tỉnh Thái Bình (Trang 64 - 67)

3.3.2.1. Thời gian nằm viện từ khi mổ đến khi ra viện

Bảng 3.15. Thời gian nằm viện sau mổ

Loại phẫu thuật n

Thời gian nằm việ sau mổ (ngày)

p

X± SD (ngày) Min Max

Bảo tồn cơ thắt 42 12,4 ± 4,9 7 32

0,198

Cắt cụt trực tràng 17 10,7 ± 3,0 7 17

Chung 59 11,9 ± 4,4 7 32

Nhận xét:

- Thời gian nằm viện chung của các phẫu thuật là 11,9 ± 4,4 ngày.

- Ngắn nhất là 7 ngày, dài nhất là 32 ngày. Trường hợp nằm viện 32 ngày sau mổ là trường hợp được phẫu thuật nội soi cắt trước, sau mổ có biến chứng nhiễm trùng vết mổ và rò miệng nối được điều trị nội khoa ổn định.

- Sự khác biệt về thời gian nằm viện của hai nhóm bảo tồn cơ thắt và cắt cụt trực tràng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

3.3.2.2. Các đặc điểm trong thời gian hậu phẫu

Bảng 3.16. Các đặc điểm trong thời gian hậu phẫu

Đặc điểm X± SD Min Max

Thời gian sử dụng giảm đau (ngày) 3,8 ± 1,0 2 6

Trung tiện sau mổ (ngày) 3,1 ± 1,0 1 5

Thời gian bắt đầu nuôi dưỡng bằng

đường miệng sau mổ (ngày) 3,8 ± 1,2 2 6

Rút dẫn lưu ổ bụng (ngày) 7,1 ± 4,0 3 32

Thời gian lưu sonde tiểu (ngày) 4,0 ± 2,4 1 14

Nhận xét:

- Thời gian sử dụng giảm đau sau mổ là 3,8 ± 1,0 ngày.

- Thời gian bắt đầu nuôi dưỡng bằng đường miệng sau mổ là 3,8 ± 1,2 ngày. 3.3.2.3. Các biến chứng sau mổ Bảng 3.17. Các biến chứng sau mổ Biến chứng n % Nhiễm trùng vết mổ 9 15,3 Bí đái 5 8,5

Rò miệng nối không phải mổ lại 1 1,7

Rò miệng nối phải điều trị bằng phẫu thuật 1 1,7

Tắc ruột sớm sau mổ (phải mổ lại) 1 1,7

Nhận xét:

- Tỷ lệ biến chứng chung của phẫu thuật là 23,7%.

- 15,3% các trường hợp có biến chứng nhiễm trùng vết mổ. 8,5% có biểu hiện bí đái sau mổ.

- Có 2 trường hợp (3,4%) rò miệng nối đều là bệnh nhân được phẫu thuật cắt trước nối máy. Một trường hợp phát hiện rò miệng nối ngày thứ 12 sau mổ có kèm theo nhiễm trùng vết mổ, được điều trị nội khoa và xuất viện vào ngày thứ 32 sau mổ. Trường hợp còn lại phát hiện rò miệng nối gây viêm phúc mạc ngày thứ 5 sau mổ, được mổ cấp cứu đóng đường rò và dẫn lưu hồi tràng.

- Có 1 trường hợp (1,7%) tắc ruột trong thời gian hậu phẫu do ruột non thoát vị vào lỗ trocart phải mổ cấp cứu.

3.3.2.4. Biến đổi của chỉ số CEA sau mổ 1 tháng

Bảng 3.18. Biến đổi của chỉ số CEA sau mổ 1 tháng

n X± SD (ng/ml) p Chỉ số CEA trước mổ 38 8,2 ± 13,1 < 0,01 Chỉ số CEA sau mổ 4,9 ± 14,4

Mức độ giảm CEA sau mổ 1

tháng so với trước mổ 3,3 ± 5,1

Nhận xét: Có 38 bệnh nhân đến khám lại sau 1 tháng cho kết quả mức độ giảm của CEA máu sau mổ 1 tháng là 3,3 ± 5,1 ng/ml và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị ung thư trực tràng tại BVĐK tỉnh Thái Bình (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)