2.3.3.1. Các phương pháp phẫu thuật.
- Phẫu thuật nội soi cắt đoạn trực tràng nối máy: + Phẫu thuật cắt trước (AR)
+ Phẫu thuật cắt trước thấp (LAR)
- Phẫu thuật nội soi cắt cụt trực tràng (Phẫu thuật Miles nội soi).
2.3.3.2. Kết quả trong mổ
- Thời gian phẫu thuật (phút): tính chung và riêng cho từng loại phẫu thuật. - Các kỹ thuật và nạo vét hạch:
+ Vị trí thắt động mạch MTTD tính từ gốc động mạch MTTD: Thấp (trên 2cm), cao (dưới 2cm).
+ Nạo vét hạch gốc động mạch mạc treo tràng dưới + Lấy toàn bộ mạc treo trực tràng
+ Dẫn lưu hồi tràng cho nhóm bảo tồn cơ thắt.
+ Dẫn lưu ổ bụng (Dẫn lưu ổ bụng; Dẫn lưu giảm áp miệng nối).
- Tai biến:
+ Chảy máu trong mổ.
+ Tổn thương tạng khác: Rách tĩnh mạch trước xương cùng. Tổn thương đường tiết niệu, sinh dục (Rách đứt niệu quản, niệu đạo, bàng quang, túi tinh, âm đạo). Tổn thương thần kinh tự chủ.
- Tử vong trong mổ: được định nghĩa là chết trước khi kết thúc
cuộc mổ.
2.3.3.3. Kết quả sớm sau mổ: Tính trong vòng 30 ngày đầu sau mổ.
- Triệu chứng cơ năng sau mổ:
+ Triệu chứng đau: Thời gian sử dụng thuốc giảm đau sau mổ (ngày) + Thời gian có trung tiện sau mổ (ngày).
+ Thời gian bắt đầu nuôi dưỡng bằng đường miệng sau mổ (ngày). + Thời gian lưu sonde tiểu sau mổ (ngày).
+ Thời gian rút dẫn lưu ổ bụng sau mổ (ngày).
- Thời gian hậu phẫu tính từ ngày mổ đến khi ra viện: Tính chung
trong nghiên cứu và riêng cho từng loại phẫu thuật.
- Biến chứng sau mổ: Ghi nhận tất cả các biến chứng liên quan trực tiếp đến
kỹ thuật mổ trong khoảng thời gian 30 ngày sau phẫu thuật không do các nguyên nhân khác:
+ Chảy máu: trong ổ bụng, miệng nối biểu hiện bằng chảy máu qua dẫn lưu, phải mổ lại để cầm máu.
+ Rò, bục miệng nối: Biểu hiện bằng chảy dịch phân qua dẫn lưu hoặc nếu dẫn lưu không lưu thông sẽ tạo ổ nhiễm trùng, áp xe tiểu khung gây viêm phúc mạc.
+ Viêm phúc mạc sau mổ, áp xe tồn dư: Hội chứng viêm phúc mạc + Tắc ruột sớm sau mổ: Bệnh nhân có hội chứng tắc ruột.
+ Nhiễm khuẩn vết mổ: Chân trocart, vết mổ lấy bệnh phẩm, vết mổ tầng sinh môn sưng nề, chảy dịch mủ.
+ Bí đái: Sau khi rút sonde niệu đạo – bàng quang đái khó, bí đái, đái không hết.
+ Các biến chứng khác: viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu
- Tử vong sau mổ: được định nghĩa là chết trong vòng 30 ngày sau phẫu
thuật, bất kể chết ở đâu.
- Chỉ số CEA máu tại thời điểm tái khám sau mổ 3 tuần, so sánh với CEA máu trước mổ.
2.3.3.4. Kết quả xa sau mổ
- Tỷ lệ sống còn và tỷ lệ tái phát: Được tính từ sau mổ đến 30/11/2021
- Kết quả điều trị đến thời điểm kết thúc nghiên cứu (30/11/2021): + Số bệnh nhân còn sống.
+ Số bệnh nhân đã tử vong (có hoặc không liên quan đến tái phát ung thư.
+ Số bệnh nhân tái phát (tại chỗ và di căn xa).
- Chức năng đại tiện và tự chủ hậu môn: áp dụng cho những bệnh nhân
được phẫu thuật bảo tồn cơ thắt
+ Số lần đại tiện sau mổ trong ngày: Tháng thứ 1,2,3,6, 1 năm và hiện tại. + Đánh giá theo tiêu chuẩn của Kirwan [46], chia làm 5 độ:
- Kirwan I (rất tốt): tự chủ hoàn toàn với cả phân đặc, lỏng và hơi - Kirwan II (tốt): không tự chủ được hơi
- Kirwan III (khá): thỉnh thoảng són ít
- Kirwan IV (xấu): thường xuyên són nhiều nhưng không đòi hỏi làm hậu môn nhân tạo.
- Chức năng tiểu tiện: Đánh giá chức năng tiết niệu dựa trên hệ thống
các câu hỏi của IPSS (International Prostate Symptom Score). + Tốt (điểm 0 - 7)
+ Trung bình (điểm 8 - 19) + Xấu (điểm 20 - 35)