B. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Tổng quan ngành công nghiệp mỹ phẩm và thị trường làm đẹp của Việt Nam
2.1 Tổng quan ngành công nghiệp mỹ phẩm và thị trường làm đẹp củaViệt Nam. Việt Nam.
Hiện nay, ngành mỹ phẩm trên thế giới phát triển khá nhanh do nhu cầu thẩm mỹ của con người tương đối lớn. Việt Nam cũng là môt nước có các công ty mỹ phẩm nổi tiếng đang hoạt động như: P&G ( Procter & Gamble), Unilever, Colgate & Palmolive,… hầu hết là các công ty liên doanh nước ngoài
Môt báo cáo từ Mintel cho thấy, thị trường mỹ phẩm Việt Nam được dự báo sẽ cán mốc 2,35 tỷ USD vào năm 2018. Con số này năm 2016 là 1,78 tỷ USD. Và đến năm 2020 tại Việt Nam sẽ có khoảng 33 triệu người dân sử dụng mỹ phẩm và con số này chiếm 1/3 dân số cả nước, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam là quốc gia có tỷ suất tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Thị trường mỹ phẩm ngày càng trở nên sôi động, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do. Theo baó cáo của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor năm 2016, thị trường mỹ phẩm Việt có quy mô 26.000 tỷ đồng vào năm 2015. Tăng trưởng hằng năm luôn đạt mức 2 con số trong nhiều năm trở lại đây. Đây là con số trước đây Hiệp hội mỹ phẩm, Hương liệu và tinh dầu Việt Nam dự đoán phải đến năm 2020 mới đạt được.
Dự báo cho đến năm 2020, tầng lớp trung lưu, là những người chi tiêu mạnh cho mỹ phẩm sẽ tăng nhanh chóng lên con số 33 triệu người. Đánh giá này được
nhìn thấy nhờ nền kinh tế phát triển cao với GDP trên 6% và đặc biệt người trẻ dưới 35 tuổi chiếm 60% dân số.
Thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam hằng năm được gọi là bùng nổ. Hằng trăm nghìn thương hiệu mỹ phẩm đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mở văn phòng đại diện, đặt đại lý, nhà phân phối bán hàng, thành lập công ty và xây dựng nhà máy sản xuất. Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã xuất hiện tại Việt Nam Estee Lauder, Lancome, Shiseido, Fendi. Lower,… cùng các thương hiệu nội cũng tạo một vị thế nhất định như là: Thorakao, Lana, X-men, Thái Dương, …
Công ty nghiên cứu thị trường cho biết mức chi tiêu dùng mỹ phẩm của người Việt Nam là 4 USD/ năm/ người. Trong khi ở Thái Lan, họ chịu chi trả đến 20 USD /năm/ người. Chiếm khoảng 10% thị phần, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đang nỗ lực giành lại thị trường có doanh thu hấp dẫn này. Chính điều này khiến thị trường mỹ phẩm Việt Nam rất có tiềm năng cho các hàng khai thác và củng cố sức mạnh. Chi tiêu cho các sản phẩm làm đẹp của người Việt nhiều hơn mỗi năm. Năm 2016, giá trị tăng trưởng của ngành mỹ phẩm tiếp tục giữ tốc độ tốt, tăng 4% so với năm trước.
Các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam chỉ trụ được ở phân khúc giá rẻ và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận. Hầu hết mỹ phẩm ngoại chiếm lĩnh các trung tâm thương mại đặc biệt là mỹ phẩm Hàn Quốc. Hàn Quốc là một quốc gia có rất nhiều mỹ phẩm nổi tiếng ở thị trường Việt Nam và vào thị trường Việt Nam một cách mạnh mẽ. Hiện tại, ở Việt Nam có đến 90% là mỹ phẩm ngoại nhập, 10% còn lại là hàng nội do công nghệ chưa cao và không có tiềm lực về đầu tư tài chính.
Mỗi năm người Việt Nam bỏ ra rất nhiều tiền mua các loại mỹ phẩm nhưng 60-70% chi phí này lại rơi vào túi các hãng ngoại nhập trong đó Hàn Quốc 34%, Nhật 20%, riêng tập đoàn Unilever Việt Nam chiếm 19%, còn lại mỹ phẩm Việt Nam khiêm tốn với 27%. Doanh thu thị trường mỹ phẩm Việt Nam vào khoảng 15.000 tỷ đồng/ năm.
Hình 2. 1: Tỷ lệ người dân sử dụng mỹ phẩm ở một số nước
( Nguồn: Tô Đức, Theo kinh tế và tiêu dùng )
Theo hãng nghiên cứu Asia Plus, mức chi tiêu của người Việt cho mỹ phẩm không phải là con số nhỏ, khi có 44% người trả lời khảo sát chi tiêu khảng 200.000 đồng cho mỹ phẩm hàng tháng. Trong khi 80% phụ nữ dưới 29 tuổi thường chi tiêu dưới 300.000 đồng cho mỹ phẩm mỗi tháng, thì có tới 40% phụ nữ trên tuổi 30 chi nhiều hơn số tiền này.