Vấn đề chủ nghĩa cổ điển trong văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 3 (Tiến trình văn học) (Trang 32)

1. 3 Một số thuật ngữ cơ bản của tiến trình văn học

2.4. Vấn đề chủ nghĩa cổ điển trong văn học Việt Nam

Nếu hiểu cổ điển là mẫu mực thì bất cứ nền văn học nào cũng có những tác phẩm cổ điển, trong đó có Việt Nam. Nếu hiểu là một phương pháp sáng tác thì văn học Việt Nam vào thế kỉ XVII, XVIII không có những cơ sở cho sự hình thành của chủ nghĩa cổ điển, nên văn học Việt Nam không mang những đặc điểm như phương pháp sáng tác cổ điển ở Pháp. Về xã hội,tuy vào thế kỉ XVIII, XIX, những mầm mống của nền kinh tế hàng hóa đã có nhưng tầng lớp thương nhân lúc bấy giờ chưa thể xem như một giai cấp có thế lực chính trị. Về tư tưởng, chúng ta không có một nền triết học duy lí theo tinh thần của giai cấp tư sản đang lên như Pháp. Nho giáo tuy bị khủng hoảng mạnh nhưng nhìn chung còn có ảnh hưởng lớn và chưa bị thay thế, hơn nữa, lại có sự kết hợp với Phật giáo và Lão giáo khiến cho hệ tư tưởng mà Việt Nam chịu ảnh hưởng đa dạng hơn.

Xét một cách cụ thể, chúng ta cũng nhận thấy một số điểm tương đồng giữa nền văn học trung đại Việt Nam với văn học cổ điển Pháp như văn chương bày tỏ chí, khí, tính chất phi ngã, coi trọng cái ta hơn cái tôi, ở việc học tập các tác phẩm của người xưa, tính nghiêm nhặt trong những quy tắc sáng tác, …nhưng những đặc điểm ấy đều xuất phát từ những nguyên nhân và có những biểu hiện khác với văn học cổ điển Pháp. Hơn nữa, văn học trung đại Việt Nam cũng mang những điểm khác rất cơ bản với văn học cổ điển Pháp ở chỗ rất trữ tình, không gạt bỏ thiên nhiên tươi đẹp (tức cảnh sinh tình, cảnh ngụ tình), không tuân theo luật ba nhất, luôn tôn trọng và học tập văn học dân gian, …

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 3 (Tiến trình văn học) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)