Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 3 (Tiến trình văn học) (Trang 47 - 67)

1. 3 Một số thuật ngữ cơ bản của tiến trình văn học

3.4. Vấn đề chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam

Gần hai thế kỉ sau khi chủ nghĩa lãng mạn được hình thành và phát triển ở Tây Âu, chủ nghĩa lãng mạn mới xuất hiện trong văn học Việt Nam. Chính vì vậy, văn học

lãng mạn Việt Nam tiếp thu trọn vẹn đặc điểm sáng tác của văn học lãng mạn của phương Tây. Nói cách khác, bất kì nguyên tắc sáng tác nào của chủ ngĩa lãng mạn phương Tây, đều có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động trong văn học lãng mạn Việt Namgiai đoạn 1930 –1945, nhất là qua các sáng tác của phong trào Thơ Mới và nhóm Tự lực văn đoàn.

Tuy nhiên, do chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam ra đời trong bối cảnh các trào lưu văn học như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên và các trào lưu thuộc chủnghĩa hiện đại đã xuất hiện và phát triển ở phương Tây, nên nó không chỉ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn mà còn chịu ảnh hưởng của những trào lưu văn học ấy.

Đây chính là hệ quả của việc tiếp nhận cùng một lúc văn hóa phương Tây, với nhu cầu hội nhập nhanh chóng, nhằm hiện đại hóa văn học nước nhà. Do đó, trong sáng tác văn học lãng mạn, chúng ta có thể thấy dấu ấn của văn học hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên

và các trào lưu thuộc chủ nghĩa hiện đại. Chẳng hạn, chúng ta có thể nhận thấy dấu ấn của chủ nghĩa trừu tượng, chủ nghĩa siêu thực trong bài thơĐây thôn Vĩ Dạcủa Hàn Mạc Tử hayNguyệt cầmcủa Xuân Diệu. Tương tự như vậy, nhiều truyện ngắn của Thạch Lam, Trần Tiêu lại đậm đặc yếu tố hiện thực. Như vậy, trong văn học Việt Nam, chủ nghĩa lãng mạn có mối quan hệ ảnh hưởng, thâm nhập và chuyển hoá lẫn

nhau với các trào lưu văn học lân cận.

3.5. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

- Văn học Anh: Byron (truyện thơ Cuộc hành hương của Childe Harold, Tên cướp bể).

- Văn học Đức: Novalis (Tụng ca gởi bóng đêm, Henrich Fon Optedingen),

Goethe (Tình sầu của chàng Wether)

- Văn học Pháp: Chateaubrian (Réne), Lamartine (tập thơ Trầm tư), Vigni (Cin

Mar), George Sand (Cái đầm ma), Musset (truyện ngắn Lời bộc bạch của những đứa

con thời đại, thơ), Dumas cha (Ba chàng lính ngự lâm), Dumas con (Trà hoa nữ),

Hugo (Kịch Hernani, Tập thơ Tia sáng và bóng tối, Trừng phạt, tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris, Những người khốn khổ).

- Văn học Việt Nam: Văn học lãng mạn 1930– 1945.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Hãy chứng minh một trong các tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu ở trên là tác phẩm được sáng tác theo phương pháp lãng mạn chủ nghĩa.

2) “Sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa cổ điển”. Anh/ chị hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy chứng minh câu nói đó bằng ví dụ cụ thể.

Chương 4

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN

4.1. Khái niệm

Khái niệm chủ nghĩa hiện thực (realism) được hiểu theo nhiều cách khác nhau và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Có khi, nó được hiểu là một kiểu sáng

tác - kiểu sáng tác hiện thực (tái hiện), có thể tìm thấy trong văn học dân gian, trong văn học Phục hưng, văn học Khai sáng, văn học cổ điển chủ nghĩa, thậm chí trong văn học trung đại phương Đông, … Có khi, chủ nghĩa hiện thực được hiểu là một trào lưu văn học - đối tượng của bộ môn lịch sử văn học - ra đời vào thế kỉ XIX ở Tây Âu, sau đó, lan rộng ra các khu vực khác. Bên cạnh đó, khái niệm này còn được hiểu là một phương pháp sáng tác, tức là những nguyên tắc phản ánh có tính chất tư tưởng, nghệ thuật của trào lưu văn học hiện thực chủ nghĩa thế kỉ XIX, đối tượng của lí luận văn học. Vì chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX phát huy cao độ nhất kiểu sáng tác hiện thực (tái hiện) nên để phân biệt nó với với các giai đoạn văn học có tính chất hiện thực khác, người ta gọi là chủ nghĩa hiện thực cổ điển và vì cảm hứng chủ đạo của nó là phê phán, cho nên theo ý kiến của M.Gorki, người ta gọi là chủ nghĩa hiện thực phê

phán.

4.2. Cơ sở hình thành

4.2.1. Cơ sở xã hội

Chủ nghĩa hiện thực xuấthiện và phát triển trong điều kiện chế độ tư bản chiếm địa vị thống trị, phong trào công nhân bắt đầu lớn mạnh. Quan hệ xã hội đi tới hình thái đơn giản hóa nhất, đồng thời đạt mức độ sâu sắc nhất, gay gắt nhất. Mâu thuẫn chủ yếu của giai đoạn này là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Đặc điểm tình hình xã hội châu Âu thời kì này được Marx và Engels xác định rõ: “Từ khi có công nghiệp lớn, ít nhất là từ hòa ước châu Âu năm 1815, ở Anh việc tranh giành quyền thống trị giữa hai giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất và giai cấp tư sản - đã trở thành trọng tâm của toàn bộ cuộc đấu tranh chính trị ở nước này… Ở Pháp, khi dòng vua Buorbon trở về nước, sự việc giống như thế cũng phản ánh vào ý thức mọi người… Và từ năm 1830 trở đi ở hai nước ấy, giai cấp công nhân, tức là giai cấp vô sản, đều được coi là chiến sĩ thứ ba đấu tranh giành quyền thống trị. Quan hệ đã đơn giản hóa đến mức chỉ có người cố ý nhắm mắt lại mới không thấy rằng cuộc đấu tranh giữa ba

giai cấp lớn ấy và sự xung đột vì lợi ích của họ là động lực của toàn bộ lịch sử cận đại” (Nguyên lí triết học Marxist- Marx và Engels)1.

Ở Pháp, sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Bảy năm 1830 lật đổ vương triều Buorbon, nền quân chủ tư sản được thành lập. Thực chất chính quyền nằm trong tay đại tư sản, trước hết là giới tư bản tài chính. Trong khi đó, với sự phát triển của máy móc, hầm mỏ, đường sắt, giai cấp công nhân ngày càng đông đảo và tập trung. Từ 1831 đến 1834, công nhân và nhân dân lao động ở Paris và Lyon đã nhiều lần nổi dậy đòi tăng lương giảm giờ làm và cải thiện đời sống. Những cuộc đấu tranh này đã dẫn tới cách mạng 1848, “trận giao chiến lớn đầu tiên giữa hai giai cấp đối lập trong xã hội đương thời” (Marx - Đấu tranh giai cấp ở Pháp)2.

Nước Anh là nơi diễn ra bước ngoặt về công nghiệpsớm nhất, thúc đẩy sự phát triển tư bản chủ nghĩa, nên đó cũng là “đất nước điển hình của giai cấp vô sản” (Marx - Tình cảnh giai cấp công nhân Anh). Phong trào Hiến chương bắt đầu vào những năm 30, đạt tới cao trào vào những năm 40, đã thể hiện tính căng thẳng của mâu thuẫn xã hội và đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân.

Tại Đức, do điều kiện kinh tế chính trị, cách mạng tư sản hoàn thành chậm, giai

cấp tư sản sinh sau đẻ muộn muốn tích lũy tư bản và phát triển công nghiệp nhanh chóng để cạnh tranh với các nước tư bản khác ở châu Âu, đã ra sức bóc lột công nhân. Vì vậy, những năm 40, giai cấp công nhân đã đứng lên đấu tranh sôi nổi. Đặc biệt, cuộc nổi dậy của những người thợ dệt vùng Xiledi năm 1844 được Marx đánh giá là

“chưa một cuộc nổi dậy nào ở Pháp và ở Anh có được tính lí luận và tính có ý thức như vậy”3.

Thực tiễn phát triển xã hội và đấu tranh giai cấp là cơ sở chủ yếu cho sự ra đời và nảy nở của chủ nghĩa hiện thực. Nghệ sĩ không phản kháng cái ác bí ẩn, trừu tượng nữa, họ lên án một xã hội mà sự xấu xa đã bị phơi bày.

4.2.2. Cơ sở ý thức

Thế kỉ XIX là thế kỉ của sự nở rộ những thành tựu khoa học cả tự nhiên và xã hội. Về xã hội học, học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Saint Simon, Furieur và Owen ra đời vào những năm đầuthế kỉ tuy đã đưa ra đề án cải tạo xã hội mang tính cải lương nhưng họ đã chỉ ra được mâu thuẫn giai cấp trong xã hội và phê phán quan

1Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX , tr. 173

2Sđd, tr.173

hệ tư bản chủ nghĩa. Tuy “kê đơn”sai nhưng họ đã “bắt mạch” đúng căn bệnh của xã hội, điều này cũng giúp ích cho mọi người trong việc nhận thức xã hội.

Về sử học, trong khi các sử gia phong kiến ra sức khẳng định chế độ tư bản chủ nghĩa chỉ tồn tại tạm thời, chế độ phong kiến mới tồn tại vĩnh hằng, bất biến, cách mạng 1789 chỉ là ngẫu nhiên và sẽ bị đảo ngược thì các sử gia tư sản lại chứng minh rằng thắng lợi của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến quý tộc là một tất yếu lịch sử. Mặc dù đứng trên lập trường của giai cấp tư sản, nhưng luận điểm của họ là tiến bộ, đúng đắn và vô hình trung đã vạch ra được quy luật đấu tranh giai cấp như một phương diện quan trọng trong động lực phát triển lịch sử. Engels, năm 1894, đã viết rằng nếu như Marx phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử thì Chieri, Mine, Guido, các sử gia tư sản Pháp, “cho đến năm 1850 chứng tỏ họ đang cố gắng tiến tới quan niệm ấy”1.

Về triết học, trong hệ thống triết học thế kỉ XIX, chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel và chủ nghĩa duy vật nhân chủng của Feuerbach, chủ nghĩa thực chứng của

Kant – Spencer (thuyết Kant mới, chủ trương quay lại với Kant) đóng vai trò to lớn

trong sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực. Hegel mặc dù đứng trên quan điểm duy tâm vẫn ủng hộ nhận thức cho rằng cuộc sống và con người như là một quá trình biện chứng khách quan của quá trình phát triển lịch sử của chính thực tại. Khái niệm tự do và triết học lịch sử của ông tràn đầy niềm tin lạc quan vào tương lai tiến bộ của loài người, về sự tất thắng của trí tuệ và long nhân đạo. Triết học Feuerbach đã đổi mới về mặt lí luận việc loại trừ khỏi chủ nghĩa hiện thực mọi loại thần bí, khẳng định tính độc lập và sức mạnh sáng tạo của con người. Triết học nhân chủng học của ông đã soi rọi vào chủ nghĩa duy tâm một niềm tin xác tín rằng ngoài thiên nhiên và con người thì không còn thứ gì tồn tại, rằng phẩm chất cao quý của trí tưởng tượngchúng ta sáng tạo ra chỉ là sự phản ánh bằng tưởng tượng thực chất của chính chúng ta. Triết học nhân chủng học hướng tư tưởng nhà văn vào thực chất của con người, khẳng định ý nghĩa của đạo đức trong quan hệ giữa mọi người, quyền được hạnh phúc của con người, lòng tin vào vai trò của con người, ...

Về mĩ học, nguyên lí mĩ học được phần đông các nhà văn hiện thực tôn thờ là hiện thực cuộc sống chính là nguồn gốc của mọi loại nghệ thuật có giá trị, tính hiện thực là cơ sở của mọi tưởng tượng có hiệu quả, cái đẹp trong nghệ thuật là cuộc sống

được phản ánh một cách trung thực, nhiệm vụ trung tâm của văn học là tái tạo chân lí cuộc sống một cách nghệ thuật, con người là đối tượng trung tâm của văn học, …

Về khoa học tự nhiên, từ năm 30-50 của thế kỉ XIX, nhân loại đã chứng kiến ba phát minh quan trọng của thế giới, gồm định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng,

học thuyết về Tế bào và thuyết Tiến hóa. Đây là những phát minh vĩ đại đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống quan điểm siêu hình, phá tan quan niệm về sự bất động, bất biến trong tự nhiên, chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Đây là tiền đề quý báu giúp cho các nhà văn có một trình độ tri thức nhất định về thế giới để nhận thức và phản ánh thế giới một cách toàn diện, tránh được những căn bệnh ảo tưởng, phiến diện.

Cũng cần phải nhìn nhận sự kế thừa của văn học hiện thực phê phán đối với các trào lưu, phương pháp trước đó. Các nhà văn hiện thực tiếp thu được truyền thống hiện thực từ Shakespeare và Moliere, hai nhà văn hiện thực nhất của thế kỉ XVI và XVII, tiếp thu được tinh thần dân chủ và tiến bộ các nhà văn Ánh sáng (về khả năng nhận thức của lí trí cũng như sự tác động của hoàn cảnh lên tính cách, mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, mục đích của nghệ thuật) cũng như rút kinh nghiệm từ các ảo tưởng của họ (đề cao “con người tự nhiên”, phi lịch sử, về vai trò quyết định của học vấn và giáo dục trong việc cải tạo xã hội). Đặc biệt, chủ nghĩa hiện thực tiếp thu được giá trị hiện thực của các tác phẩm lãng mạn tích cực, rút kinh nghiệm từ những hạn chế của phương pháp này.

4.3. Nguyên tắc sáng tác

4.3.1. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể

Tình hình xã hội với những mâu thuẫn gay gắt và những thành tựu khoa học với cái nhìn duy vật đã tạo nên nguyên tắc lịch sử - cụ thể.

Khía cạnh “cụ thể” có thể hiểu là một quan hệ xã hội với một tình thế mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp cụ thể. Có được điều này là do những yếu tố đúng đắn trong chủ nghĩa xã hội không tưởng cùng những thành tựu khách quan trong sử học tư sản lúc bấy giờ. Khía cạnh “lịch sử” có thể hiểu là nhìn sự vật bao giờ cũng phải thấy quá trình phát sinh, phát triển và chuyển hóa của nó. Điều đó là do tác động của phép biện chứng của Hegel cùng sự kết tinh những thành tựu khoa học tự nhiên, đặc biệt là tiến hóa luận của Dawin. Hai khía cạnh lịch sử và cụ thể không tách rời nhau, mà quan hệ khăng khít với nhau.

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể đã thay thế cho nguyên tắc lí tính đã ngự trị trong khoa học và trong văn học nghệ thuật của nhiều thế kỉ trước đó. Nguyên tắc này giúp cho các

nhà văn phản ánh được cuộc sống một cách chân thực, sinh động. Các nhà văn hiện thực rất có ý thức về thời đại mình đang sống và thể hiện lịch sử đó vào trong tác phẩm của mình. Họ thường dùng những mốc thời gian xác định, phản ánh những sự kiện mang tính thời sự và những vấn đề mang tính thời đại. Trong Evgeni Onegin,

Puskin xác định thời gian của tiểu thuyết là từ mùa xuân năm 1819 đến mùa xuân năm 1825 và ông đã vào tác phẩm của mình rất nhiềuchi tiết sinh hoạt xã hội Nga thời ấy.

Đỏ và đen lấy cảm hứng từ hai vụ án hình sự được đăng trên báo tòa án cuối năm 1827. Không gian cụ thể là ở chủng viện Besançon, và dinh thự của ông de la Mole.

Trong Tấn trò đời, Balzac đã miêu tả lịch sử xã hội Pháp từ năm 1816 đến 1848, dưới

hình thức biên niên sử, gần như từng năm một. Tác phẩm Lão Goriot kể về câu chuyện mà “nó bắt đầu từ năm 1819”, và sau đó là nhắc đến những thời điểm như “năm 1789”,“năm 1813,... Đây chính là giai đoạn xã hội Pháp gặp nhiều biến cố, xáo trộn đặc biệt là về chính trị. Bên cạnh đó thời gian trong ngày cũng được Balzac khai thác rất cụ thể “căn phòng choáng nhất lúc 7 giờ, Beauséant dự tiệc ra về lúc 2 giờ,

chàng trở về nhà lúc 3 giờ sáng hoặc 4 giờ, dậy vào lúc 12 giờ trưa” và nhiều thời mốc gian khác như “4 giờ 30, 3 giờ tối, 4 giờ, đúng 9 giờ”, … đặc biệt là thời gian trong đám tang của lão Goriot, nó được Balzac thu gọn chỉ trong vài giờ đồng hồ và được liệt kê rất chi tiết - một sự chi tiết đến lạnh người “khâm liệm lúc 3 giờ, lên xe tang lúc 5 giờ 30, hạ nguyệt lúc 6 giờ. Những mốc thời gian được xác định cụ thể trong quá trình diễn biến câu chuyện đã cho ta thấy được tính hiện thực sâu sắc trong tác phẩm, làm nên giá trị hiện thực của cả thiên tiểu thuyết, tăng khả năng thuyết

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 3 (Tiến trình văn học) (Trang 47 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)