Một số tác phẩm tiêu biểu

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 3 (Tiến trình văn học) (Trang 79 - 94)

1. 3 Một số thuật ngữ cơ bản của tiến trình văn học

5.3. Một số tác phẩm tiêu biểu

- Chủ nghĩa tự nhiên: Con vật người, Gia đình Rougon Macquart (E. Zola)

- Chủ nghĩa tượng trưng: thơ Những bản tình ca không lời (Verlen), Cái chết của

thiên nga (Malarme), …

- Chủ nghĩa biểu hiện: tiểu thuyết Biến dạng, Trong trại khổ sai, Thành quách

(Kafka), …

- Chủ nghĩa siêu thực và chủ nghĩa trừu tượng: thơ Aragon, Eluya, …

- Chủ nghĩa hiện sinh: tiểu thuyết Người xa lạ, Dịch hạch(Camus), …

CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Hãy chọn một tác phẩm tiêu biểu và làm rõ phương pháp sáng tác được vận dụng trong tác phẩm đó.

2) So sánh điểm giống và khác nhau giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự

nhiên.

3) Chỉ ra ảnh hưởng của những trào lưu, phương pháp sáng tác trên đối với văn học Việt Nam.

Chương 6

CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

6.1. Khái niệm

Xuất phát từ thực tiễn sáng tác, các nhà lí luận Soviet nhận thấy trào lưu văn học thế kỉ XX cơ bản vẫn dựa trên văn học hiện thực thế kỉ XIX nhưng đã có thế giới quan khác trước, tạo nên một nền văn học có chất lượng khác với văn học hiện thực. Họ đã tìm kiếm cho nền văn học này một cái tên, vừa để chỉ một trào lưu văn học, vừa để chỉ phương pháp sáng tác. Nhiều cái tên đã được đề xuất như chủ nghĩa hiện thực cộng sản, chủ nghĩa hiện thực vô sản, chủ nghĩa hiện thực có tính khuynh hướng, chủ nghĩa hiện thực hùng vĩ, … Trong một lần dự họp tại nhà riêng của Gorki, Stalin đã gọi hiện tượng văn học này là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.Sau đó, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trên báo chí, và đến năm 1934 được chính thức ghi vào điều lệ Hội nhà văn với định nghĩa như sau: Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa yêu cầu mô tả cuộc sống một cách chân thực, lịch sử - cụ thể và trong quá trình phát triển cách mạng của nó, và trên cơ sở sự mô tả đó có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động (Điều lệ Hội nhà văn Liên Xô)1.

Điều lệ hội nhà văn Liên Xô thông qua tại đại hội I xác định Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác chủ đạo của văn học Soviet. Sau khi được chính thức hóa, thuật ngữ “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Social

realism) trở nên thông dụng ở Liên Xô, và từ 1945 dần dần trở nên thông dụng ở tất cả

các nước thuộc cộng đồng Xã hội chủ nghĩa thế giới (1945 - 1991). Nó được vận dụng trong các hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật, được luận chứng về mặt lý thuyết, được sử dụng như một loại thước đo, một loại tiêu chuẩn mang tính pháp quy để điều chỉnh sự phát triển của văn học nghệ thuật.

6.2. Cơ sở hình thành

6.2.1. Cơ sở xã hội

Vào thế kỷ XX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh gắn liền với nền đại công nghiệp,lực lượng công nhân giữ vai trò chủ chốt của giai cấp vô sản. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã gây ra cho tầng lớp vô sản những nỗi đau khổ ghê gớm và giai cấp công nhân đã dũng cảm đứng lên để tự giải phóng. Từ chỗ một giai cấp tự phát, giai cấp công nhân đã trở thành một giai cấp tự giác, đấu tranh không

khoan nhượng chống bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Phong trào đấu tranh của họ thời gian này có phương hướng rõ rệt, có trình độ tổ chức cao và đặc biệt, có sự kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa xã hội khoa học và sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Phong trào đấu tranh này ngày càng phát triển sâu rộng và giành được thắng lợi ở nhiều nơi trên thế giới.

6.2.2. Cơ sở tư tưởng

Cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa Marx, hệ thống học thuyết vềtriết học, lịch sử và kinh tế chính trịdựa trên các tác phẩm của Karl Marx (1818 –1883) và Friedrich Engels (1820 – 1895).

Nhờ hai phát kiến vĩ đại là chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư mà Marx và Engels đã luận giải một cách khoa học sứ mệnh lich sử của giai cấp công nhân, người đào huyệt chôn Chủ nghĩa tư bản và là người xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản được công bố, chủ nghĩa Marx chính thức ra đời đã đem lại cho giai cấp công nhân con đường, giải pháp và tổ chức đấu tranh. Cách mạng chuyển từ Dân chủ Cách Mạng sang Chủ nghĩa xã hội. Sau đó, bộ Tư Bản luận và hai tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gota, Chống Duhrinh của Marx

và Engels đã củng cố thêm vai trò của giai cấp công nhân và chỉ ra một số phương

hướng cần phải làm nhằm cải tạo xã hội.Những ý kiến rút từ toàn bộ trước tác của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx liên quan đến văn học nghệ thuật được xem là những nguyên tắc quan trọng nhất của hệ thống nghệ thuật mới này.

Mặc dù chủ nghĩa xã hội khoa học đã phát triển mạnh mẽ nhưng phong trào công nhân Tây Âu nửa sau thế kỉ XIX vẫn còn non yếu và cuối cùng, Công xã Pari đã bị dìm trong bể máu. Sau đó, Marx và Engels lần lượt qua đời, chủ nghĩa Marx đã bị Đệ nhị Quốc tế xuyên tạc, khiến cách mạng đi đến chỗ thoái trào. V.I. Lenin (1870-

1924) là người đã kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp Cách Mạng và khoa học của

Marx và Engels, khi vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học vào điều kiện lịch

sử của Nga, trước và sau Cách Mạng Tháng Mười, phát triển thành chủ nghĩa Marx -

Lenin, khiến trung tâm cách mạng chuyển từ Tây sang Đông, từ Paris sang Petersburg.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chủ nghĩa hiện thựcxã hội chủ nghĩa có nguồn gốc từ Đức nhưng lại chính thức xuất hiện đầu tiên ở Nga. Tất nhiên, nguyên nhân căn bản là do truyền thống văn học. Văn học Đức tuy sâu sắc về mặt ý thức nhưng trừu tượng do lối tư duy tư biện, mà tiêu biểu là Hegel. Trong khi đó, văn nghệ thế kỉ XIX ở Nga còn vang vọng nhiều âm hưởng của chủ nghĩa hiện thực thời Phục

hưng, hơn nữa, còn gắn liền với phong trào giải phóng nông nô và dần dần được chỉ đạo bởi tư tưởng dân chủ cách mạng - những cơ sở xã hội và ý thức hệ tiếp cận với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và chủ nghĩa Marx - Lenin. Vả lại, mỗi phương

pháp sáng tác đều có một người đóng vai trò là ngọn cờ đầu, mà với văn học hiện thực

xã hội chủ nghĩa, vai trò ấy được trao cho M. Gorki –một người Nga.

Những tác phẩm được cho là đặt nền móng cho nền văn học nghệ thuật kiểu mới này được xem là bắt đầu từ thơ ca công xã Paris (1871), đặc biệt là bài Quốc tế ca

(1871) của E. Pottier (1816 - 1887). Những sáng tác của Gorki như Người mẹ, Những kẻ thù(1906), của Anderson Nexoe như Pelle - người chinh phục (1906 - 1910), Ditte - con của người đời (1917 - 1921), ... được coi như những mốc khởi đầu và mẫu mực đầu tiên của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.

6.3. Nguyên tắc sáng tác

6.3.1. Tính Đảng

Nguyên tắc tính đảng được xem như linh hồn của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa vì nền văn học này có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động.

Tính đảng cũng có quá trình hình thành của nó. Ban đầu, Marx và Engels chỉ đặt ra yêu cầu cần có tính khuynh hướng đối với các nhà văn quá khứ hoặc chưa nằm trong phạm trù văn học vô sản, và đặt ra yêu cầu có tính khuynh hướng xã hội chủ nghĩa đối với các nhà văn cách mạng đương thời. Trong thư gởi Mina Causski, Engels

có viết: “trong hoàn cảnh hiện thời, tiểu thuyết viết ra chủ yếu là cho độc giả thuộc các giới tư sản, nghĩa là những người không phải trực tiếp là giới chúng ta”, và như thế theo ý ông, chỉ cần “Làm lay chuyển được tính lạc quan của giới tư sản, bắt người ta nghi ngờ sự trường cửu của trật tự hiện có”, cho dù “tác giả không trực tiếp đề ra giải pháp, và ngay như cũng có khi tác giả không biểu lộ ý định trực tiếp của mình”1.

Marx và Engels cũng chưa đặt vấn đề tư tưởng trong mối tương quan với vấn đề tổ chức một cách trực tiếp như Lenin sau này. Do nhu cầu thời đại, Marx và Engels chưa đề ra tính đảng cho văn học, nhưng có thể nói, tính khuynh hướng xã hội chủ nghĩa đã mở đường và tiếp cận với tính đảng trong văn học sau này.

Thời đại Lenin là thời đại bão táp cách mạng, vì vậy, ông đã phát triển quan điểm của các bậc tiền bối lên thành tính đảng Cộng sản và đặt yêu cầu này với toàn bộ nền văn học. Theo Lenin, nền văn học thấm nhuần tính đảng là nền văn học trở thành

một bộ phận hữu cơ trong sự nghiệp đấu tranh của đảng, do đảng lãnh đạo về cả tư tưởng lẫn tổ chức: “Sự nghiệp vân học phải trở thành một sự nghiệp chung của giai cấp vô sản, phải thành một bánh xe nhỏ và một cái đinh ốc nhỏ trong bộ máy xã hội, dân chủ vĩ đại, thống nhất, do toàn đội tiên phong giác ngộ của toàn bộ giai cấp công nhân điều khiển” (Lenin bàn về văn học nghệ thuật)1. Tất nhiên, sự lãnh đạo của đảng đối với văn học, cả về tư tưởng và tổ chức phải thích hợp với tính đặc thù của nó,

Lenin nói: “Không thể chối cãi rằng sự nghiệp văn học ít chịu được hơn hết sự san

bằng, sự bình quân máy móc, sự thống trị của số đông với số ít” (Lenin bàn về văn hóa văn học)2.

Tính đảng thống nhất cao độ với tính giai cấp và tính nhân dân chứ không đồng nhất vì một nền văn học có tính giai cấp và tính nhân dân vị tất đã có tính đảng. Phải là một nền văn học có tính giai cấp vô sản tự giác dồi dào, có tính nhân dân cao độ hướng theo tinh thần thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa mới đạt đến trình độ tính đảng Cộng sản.Chẳng hạn, trong những giai đoạn văn học trước đây, sáng tác văn học có thể phản ánh sinh động cuộc sống của nhân dân, là tiếng nói bênh vực cho quyền lợi cho những giai cấp bị ấp bức nhưng do không thể hiện tình cảm dành cho lí tưởng cộng sản và chủ nghĩa xã hội nên không manh tính đảng. Ngược lại, một tác phẩm có tính đảng, tất sẽ có tính nhân dân và tính dân tộc, do phản ánh được cuộc sống của giai cấp vô sản, cũng là đại đa số quần chúng nhân dân.

Muốn xây dựng một nền văn học như vậy phải tôi luyện một đội ngũ nhà văn thấm nhuần tính đảng. Đó là những nhà văn gắn bó chặt chẽ với Đảng về mặt tư tưởng và tổ chức nhưng vẫn được đảm bảo quyền tự do sáng tác. Tác phẩm mà họ viết nên phải thể hiện chân thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ theo quan điểm của chủ nghĩa

Marx - Lenin và dưới ánh sáng đường lối của Đảng. Từ tư tưởng phải toát ra nhiệt tình

chân thật đối với lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, với mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng đất nước. Về nghệ thuật, tác phẩm có tính đảng phải mang tính nghệ thuật

cao, phải tuyên truyền, giáo dục chủ lí tưởng cộng sản cho người lao động bằng vẻ đẹp đặc thù của tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, tính đảng thể hiện trong cả nội dung và hình thức của tác phẩm, là kết quả của một sự kết hợp hài hòa cao độ giữa lí trí và tình cảm, mang tính tư tưởng, tính chân thực và tính nghệ thuật.

1Tiến trình văn học, tr.248

Tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa muốn mang tính Đảng và giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động phải xây dựng cho được nhân vật trung tâm là người anh hùng mới. Đó là người có tư tưởng đúng (giác ngộ lí tưởng xã hội chủ nghĩa), có tình cảm đẹp (những tình cảm cao quý của con người đối với quê hương đất nước, với con người, thiên nhiên…), có tri thức (hiểu biết và ham học hỏi, cầu tiến), có năng lực làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên và làm chủ xã hội. Họ là những con người bình thường nhưng không tầm thường, họ có thể làm được những việc phi thường khiến người khác không thể không ngưỡng mộ và khâm phục. Họ sống hết lòng vì tập thể, hi sinh quyền lợi cá nhân mình cho tập thể một cách tự nguyện thậm chí cả tính mạng. Trong trường hợp này, cái chết của họ không mang tính bi kịch. Tập thể cách mạng xung quanh họ cũng tạo điều kiện cho sự phát triển cá nhân của họ, góp phần vào sự phát triển của tập thể. Những phẩm chất ấy, người đọc có thể tìm thấy ở nhân vật Pavel cùng các đồng chí của anh như Natasa, Sasenca, Andrey, … đặc biệt là mẹ anh, bà Pelageia Nilovna trong tác phẩm Người mẹ (M. Gorki).

Pavel may mắn hơn bố anh là thuộc thế hệ công nhân trẻ, sống trong thời đại

mà ánh sáng của chủ nghĩa Marx - Lenin đã bắt đầu soi rọi. Qua những cuốn sách cấm mà anh lén lút đọc, anh dần thấy được ra lối thoát tươi sáng để thoát ra cuộc sống tối tăm của mình mà trước đây, bố anh không thể thấy được. Anh ý thức được rằng nhiệm vụ của mình là phải dìu dắt, giác ngộ cho những người công nhân và nông dân vẫn chưa tìm ra con đường để giải phóng mình. Pavel chấp nhận hi sinh hạnh phúc cá nhân riêng mình cho sự nghiệp lâu dài của tập thể: “Mình không muốn một thứ tình yêu, tình bạn nào lại làm quẩn chân mình, giữ chân mình lại”. Từ cuộc đấu tranh “đồng cô-

pếch đầm lầy” –cuộc đấu tranh kinh tế, đến cuộc biểu tình nhân ngày 1/5 – cuộc đấu tranh chính trị, Pavel tỏ rõ bản lĩnh và khả năng lãnh đạo của mình, lôi cuốn được đông đảongười tham gia đấu tranh: “Chúng tôi sẽ đấu tranh và sẽ đấu tranh chống lại mọi hình thức nô dịch tinh thần và vật chất con người mà xã hội đã áp dụng”. Các

đồng chí chiến đấu bên cạnh anh cũng có cùng lí tưởng ấy, tạo thành một tập thể cách mạng. Andrey, Nicolai, Vesovsicov, Natasa, Fedia, Rybin, Sasenca, mặc dù người đến trước kẻ đến sau, dù nhanh hay chậm đều lớn lên trong quá trình vận động đi lên của cách mạng, cùng trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh của cách mạng. Họ chính là những con người mới của chủ nghĩa xã hội. Họ sống yêu thương, gần gũi, biết sẻ chia,

chan hòa với tất cả mọi người, từ bỏ hạnh phúc riêng để dấn thân vào con đường đấu tranh đầy gian khổ, chiến đấu cho lí tưởng cách mạng.

Đặc biệt, người mẹ Pelageia Nilovna, hình tượng trung tâm của tác phẩm, thực sự là một người anh hùng mới. Từ một người phụ nữ nhút nhát, cam chịu, nhưng giàu

lòng thương con, bà đã dõi theo từng việc làm của con. Từ bản năng của người mẹ, muốn che chở cho con mình, bà đã bảo vệ cho con và các đồng chí trong các buổi họp. Khi con bị bắt, bà đã tự nguyện nhận nhiệm vụ rải truyền đơn đầy nguy hiểm, sát cánh bên các đồng chí của con. Khi bị mật thám phát hiện, để bài phát biểu của con đến tay mọi người, để sự hi sinh của con không trở nên vô nghĩa, bà đã liều mình tung bó truyền đơn lên trước khi bị bọn sen đầm bắt giữ và đánh đập. Bà chính là một người Từ một người lao động, bà đã được giác ngộ và trở thành một chiến sĩ cách mạng, từ một bà mẹ bình thường trở thành một bà mẹ anh hùng.

Chúng ta còn có thể bắt gặp hình tượng người anh hùng mới qua những nhân vật như Pavel Corsagin trong Thép đã tôi thế đấy (Ostrovsky), thầy giáo Dusen trong

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 3 (Tiến trình văn học) (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)