Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại/ kì ảo (Magics realism)

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 3 (Tiến trình văn học) (Trang 98 - 100)

1. 3 Một số thuật ngữ cơ bản của tiến trình văn học

7.2. Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại/ kì ảo (Magics realism)

Yếu tố kì ảo đã tồn tại trong văn học từ xưa đến nay, nhưng Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại (kì ảo) chỉ hình thành từ những năm 40 và phát triển mạnh mẽ vào những năm 60, 70 của thế kỉ XX ở châu Mĩ Latin.

* Hình thành bởi các nguyên nhân sau:

- Điều kiện tự nhiên: Châu Mĩ Latin là một vùng đất có khí hậu và điều kiện địa lí khác thường. Đất đai bao la, núi sông hùng vĩ, rừng núi huyền bí với bao cây cỏ, chim chóc, muông thú lạ đời, góp phần làm nên những cảm giác dị thường, để lại dấu ấn trong tư duy nghệ thuật của nhà văn “chỉ có sự vật thần kì mới đẹp” (A.Carpentie).

Điều kiện xã hội: Đây là quốc gia đa chủng tộc, đa sắc tộc. Sau hơn 400 năm chung sống, họ đã tạo ra một lớp người lai, kết quả của quá trình trộn máu. Không có họ thì không có văn học Mĩ Latin.

Trước khi Colompe phát hiện ra châu Mĩ Latin, ở đây xuất hiện một nền văn hóa Indian. Nền văn hóa này rất phong phú và phức tạp, có hơn 1.000 loại ngôn ngữ khác nhau. Những bộ tộc phát triển sớm nhất đã có chữ viết đồ họa hoặc buộc dây. Văn hóa Indian chứa đựng rất nhiều truyền thuyết, huyền thoại, những phong tục tập quán, những bài ca tụng các thánh thần dân gian. Đến khi người Tây Ban Nha sang chinh phục, xâm chiếm, song song với tình hình hỗn chủng, văn hóa Indian bắt đầu chịu sự ảnh hưởng của châu Âu vầ một số nước khác (Ai Cập, Ả rập,…) từ đó, tạo nên nền văn hóa của châu Mĩ Latin. Trong hơn 4 thế kỉ hình thành và phát triển, các chủ nghĩa hiện đại ở phương Tây đã tác động vào châu Mĩ Latin nhưng họ chỉ tiếp thu những thủ pháp nghệ thuật.

- Điều kiện xã hội: đây là các nước chịu sự tác động của chủ nghĩa tư bản, có những cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản. Xã hội ở châu Mĩ Latinh là xã hội độc tài, ở đó, quyền dân chủ, tự do ngôn luận không được đảm bảo. Vì vậy, các nhà văn không thể nào nói thẳng hiện thực đang tồn tại mà phải tìm một thủ pháp huyền thoại, nói cái thực mà huyền ảo, nói cái ảo mà hiện thực.

Thực tại không chỉ là hành động của con người tác động vào thế giới tự nhiên, vào đời sống xã hội mà còn bao gồm cả đời sống tâm linh, đời sống tinh thần, bao gồm cả đức tin, niềm tin tôn giáo, bao gồm cả truyền thuyết, huyền thoại.

Thực tại đó còn là thực tại tồn tại của nhiều chủng tộc chung sống với nhau, của nhiều lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp cùng chung sống trong một cộng đồng. Ở thực tại đó, có sự đối lập giữa văn minh và dã man, tiên tiến và lạc hậu, cao cả và thấp hèn, bi và hài, bảo hoàng và tự do, độc lập và phụ thuộc,…

Các nhà văn gắn bó với thực tại như vậy nên đi đến chỗ huyền thoại hóa thực tại đó. Bằng mọi cách, họ đi đến mặc cảm (khải huyền) trước thực tại đó. Trong mặc cảm đó, nỗi mặc cảm về ngày chung cục, ngày kết cục của một hình thái xã hội dựa trên chế độ tư hữu tư liệu sản xuất.

Theo các nhà văn thuộc khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực huyền thoại, nghệ thuật là sự kết hợp giữa hai kiểu tư duy, tư duy huyền thoại và tư duy thực tại. Hai kiểu tư duy này có nguồn gốc trong đời sống của các bộ tộc châu Mĩ Latinh. Điều cần lưu ý là tư duy huyền thoại không phải là thần bí thực tại mà nó là một thủ pháp quan trọng giúp các nhà văn khám phá ra bản chất của thực tại.

* Thi pháp của chủ nghĩa hiện thực huyềnthoại:

- Sử dụng thời gian đa tuyến. Có 2 dạng:

Thời gian cốt truyện: là thời gian trong đó cốt truyện được triển khai mang tính chất biên niên sử và diễn biến theo trình tự. Các nhà văn thường dùng loại thời gian

này.

Thời gian ngoài cốt truyện: thiên về thời gian tâm lí, gắn liền với kí ức, hồi ức của nhân vật hoặc của người kể chuyện trong ttác phẩm. Biểu hiện bằng 3 dạng:

Thời gian quay trở lại thời gian hồi ức: Loại thời gian này ngược với thời gian cốt truyện

Thời gian không thời gian: gắn với thời gian tâm lí

Thời gian liên tưởng: theo motifcái ở đây –lúc này liên tưởng tới cái ở kí – lúc khác

- Không gian vừa hư vừa thực, vừa thực vừa hư.

- Kết cấu: sử dụng rất biến hóa nghệ thhuật tự sự: nghệ thuật tự sự đa chủ thể, kết cấu nhiều tầng, nhiều câu chuyện đan xen phản ánh xã hội nhiều tầng văn hóa. Sử dụng nhiều biểu tượng đa nghĩa.

- Nhân vật: xây dựng nhân vật có tính cách, không xóa nhòa lai lịch, đường viền lịch sử của nhân vật, vẫn chú ý đến cá thể nhưng họ chỉ chọn những nét đặc trưng để khắc họa nhân vật, chấm phá đôi nét của tính cách của nhân vật. Xây dựng những nhân vật siêu mẫu, đó là những nhân vật siêu thường, dị thường. quái dị. Thủ pháp thường dùng là phóng đại, thổi phồng, quá ngữ. Nhân vật của chủ nghĩa hiện thực huyền thoại vẫnlà nhân vật quan niệm, nhân vật tư tưởng.

* Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

Cuba: A.Carpentie (Căn nguyên của phương pháp)

Guatemala: M.A. Asturias (Ngài tổng thống)

Brazil: J. Amado (Đất trắng sắc đỏ)

Mehico: J. Runfe (Fedro Palamo)

Chile: J. Donose (Chim dữ trong đêm)

Colombia: Macquez (Trăm năm cô đơn), …

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 3 (Tiến trình văn học) (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)