Cơ sở hình thành

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 3 (Tiến trình văn học) (Trang 34 - 47)

1. 3 Một số thuật ngữ cơ bản của tiến trình văn học

3.2. Cơ sở hình thành

3.2.1. Cơ sở xã hội

Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789 đánh đổ chế độ phong kiến là một bước ngoặt vĩ đại, không những đối với Pháp mà còn đối với cả châu Âu. Sự sụp đổ củachế độ phong kiến và sự kiến lập những quan hệ xã hội mới đã tác động sâu xa đến tư

tưởng, tình cảm của mọi tầng lớp xã hội. Trong bối cảnh lịch sử - xã hội này, chủ nghĩa lãng mạn đã ra đời. Lớp người quý tộc, thuộc ý thức hệ cũ cảm thấy bất mãn với trậttự xã hội mới, lo sợ trước phong trào quần chúng, hoang mang dao động vì tương lai mờ mịt và luyến tiếc cái thời oanh liệt nay không còn nữa. Một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản, tiểu nông bị phá sản khi cách mạng nổ ra nên mang tâm trạng bi đát và muốn khôiphục lại chế độ phường hội và chế độ gia trưởng. Phản ứng của họ sản sinh ra những tác phẩm văn học bị cho là lãng mạn tiêu cực. Những người thuộc ý thức hệ mới, những người đặt hi vọng vào cuộc cách mạng thì bị thất vọng. Cái họ chống không phải là lí tưởng cách mạng mà là thành quả thực tế của cách mạng. Vì “những cơ cấu mới tưởng hợp lí hơn so với trước kia, thì lại không hoàn toàn hợp lí... Phương châm bác ái được thực hiện bằng những sự lừa bịp, đố kị trong cạnh tranh... Thay cho thanh kiếm, đồng tiềnđã trở nên đòn bẩy quan trọng nhất của xã hội” (Engels)1. Phản ứng của họ sản sinh ra những tác phẩm văn học được gọi là lãng mạn tích cực.

Sau cách mạng Pháp, những người thuộc ý thức hệ cũ cảm thấy hụt hẫng vì sự thay đổi chóng vánh của lịch sử, xã hội, nên họ lập tức phản ứng trước tình thế mới. Ngược lại, tầng lớp dân chủ cấp tiến còn cần thời gian quan sát và phân tích hiệu quả của cách mạng nên phản ứng có chậm hơn. Vì thế, những tác phẩm được cho là lãng mạn tiêu cực xuất hiện sớm hơn những tác phẩmđược gọi là lãng mạn tích cực.

3.2.2. Cơ sở tư tưởng

Chủ nghĩa lãng mạn nói chung chịu sự tác động của chủ nghĩa xã hội không tưởng, một học thuyết lấy lí tưởng đối lập với thực tại, theo hai hướng khác nhau. Sismondi “không dự đoán tương lai mà lại phục hồi quá khứ..., không nhìn ra phía trước mà về phía sau, mơ ước đình chỉ mọi sự chuyển biến”2. Trong khi đó, Owen,

Saint Simon và Furieur thì “nhìn vào chiều hướng của sự phát triển thực tại và thực tế là họ đã đi trước sự phát triển ấy” (Lenin)3. Tư tưởng này đã ảnh hưởng rõ rệt lên văn học lãng mạn, nơi con người mong muốn tìm đến một thế giới khác, không phải là thực tại.

Cũng cần lưu ý thêm ảnh hưởng triết học duy tâm cổ điển Đức với chủ nghĩa lãng mạn, vì chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức và cách mạng tư sản Pháp đều cùng biểu hiện xu thế của thời đại với những mức độ khác nhau và trong những lĩnh vực khác nhau. Chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức, về bản chất có thể xem là một trào lưu lãng

1Tiến trình văn học, tr.137

2Sđd, tr.137

mạn trong triết học. Đặc biệt, chủ nghĩa duy tâm chủ quan của đã nâng tâm linh con

người lên địa vị chủ thể sáng tạo thế giới, nhấn mạnh thiên tài, linh cảm, tính năng động chủ quan. Chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel lại khẳng định con người là tuyệt đối vô hạn, là đỉnh cao của sự phát triển của tinh thần thế giới. Trên cơ sở đó, về mặt mĩ học, Kant và Sinle đã đi sâu nghiên cứu các phạm trù cao thượng, tự do, thiên tài... Goethe lại nhấn mạnh đặc trưng của cá tính, ... Những quan điểm triết học và mĩ học đề cao con người này đã phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân

trong xã hội tư sản cận đại. Mặt tích cực của nó là nâng cao sự tôn nghiêm, khẳng định ý thức tự chủ của con người. Tư tưởng này đã tác động đến văn học, tạo nên một dòng văn học đề cao cái tôi cá nhân và phương diện chủ quan của con người.

3.3. Nguyên tắc sáng tác

3.3.1. Đề cao mộng tưởng (lí tưởng) hơn thực tại

Chủ nghĩa lãng mạn vốn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời nên văn học thể hiện rất rõ mong muốn thoát li thực tế, tìm đến một thế giới khác, giúp con người tạm quên đi một cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn cái tôi bị tổn thương của họ. Vì lẽ đó, thế giới được tập trung thể hiện ở đây là thế giới của mộng tưởng hơn là hiện thực. Trong Tựa kịch “Cromwell”, Hugo viết:

“Tâm hồn của con người hiện nay đặt nhiều hi vọng ở lí tưởng hơn là ở thực tại”1.

George Sand cũng khẳng định: “Nghệ thuật không phải là sự mô tả thực tại có thực, mà là sự tìm tòi chân lí, lí tưởng”2. Tùy thuộc vào những phản ứng khác nhau, văn học đã tạo nên hai thế giới khác nhau, với hai loại nhân vật trung tâm khác nhau.

Những người có thái độ bi quan, trốn chạy cuộc đời, thường tìm về quá khứ, vào mộng ảo hay thu mình vào cái tôi với những bí ẩn thiên định về cuộc đời, về ái tình, bệnh tật và cái chết. Nhân vật Réne trong tác phẩm cùng tên của Chateaubrian là một ví dụ. Vốn bị là một quý tộc sa sút, lại bị tổn thương do mối tình vô vọng, khiến người chị gái phải đi tu, Réne đã rời bỏ đất nước đến sống với bộ tộc bán khai ở Bắc Mĩ. Tuy nhiên, những tháng ngày ở đó vẫn không khiến anh cảm thấy khá hơn, mà lúc nào cũng chán chường, tuyệt vọng: “Nhưng than ôi! Tôi chỉ có một mình, một mình trên trần gian! Mọt nỗi buồn âm thầm xâm chiếm thân xác tôi. Sự chán chường cuộc sống đã trở lại với sự nặng nề hơn. Rồi chẳng mấy chốc, tình cảm của tôi chẳng thể

1Tiến trình văn học, tr.147

nuôi dưỡng được tư tưởng của tôi, và tôi chỉ nhận thấy từ cuộc sống của tôi mộ nỗi u buồn sâu lắng.

Đôi khi tôi chiến đầu chống lại căn bệnh của tôi, nhưng tôi lại hờ hững và không có quyết tâm vững vàng chiến thắng nó. Cuối cùng không có thể tìm thấy phương thuộc cho vết thương kì lạ đó của lòng tôi, nó chẳng là gì cả mà lại tồn tại khắp nơi, tôi quyết định rời bỏ cuộc sống”1

Lamartine trong tập thơ Trầm tư, đã nhiều lần than thở cho mối tình đẹp của mình bị chôn vùi bởi cái chết của người yêu. Những bài thơ Hồ, Thung nhỏ, Hiu quạnh, … chính là những tiếng thở dài não nuột của một con người không tìm thấy lẽ sống giữa cõi trần thế:

“Nếu ta có thể bỏ lại trên đất này thể xác

Thì điều ta từng ước vọng sẽ hiện ra trước mắt ta … Trên mảnh đất lưu đày vì sao ta còn ở lại

Chẳng có gì chung giữa cõi đất và ta”

(Hiu quạnh) “Trái tim tôi, mệt mỏi rồi, cả niềm hi vọng

Sẽ chẳng còn mong ai trách cứ gì số phận; Hãy chỉ cho tôi mượn, hới thung lũng ấu thời Nơi trú ẩn một ngày thôi để chờ cái chết

(Thung nhỏ)

Novalis, nhà thơ lãng mạn Đức, lại ca ngợi bệnh tật: “Ốm đau về mặt tinh thần, đó chính là cuộc sống thực sự. Trong giây phút con người bắt đầu biết yêu thích sự sự đau đớn hoặc bệnh tật, trong giây phút đó, có thể niềm khoái cảm tột độ nằm trong tay anh ta. Cái tốt đẹp nhất chẳng bắt đầu ở mọi nơi cùng với bệnh hoạn đó sao? Bệnh dở dang là điều khó chịu, bệnh tật hoàn toàn mới là hoan lạc”.

Ngược lại, với những con người hăng hái, tích cực, vốn không hòa hoãn với thực tại, mong muốn thiết lập nên một xã hội công bằng, tự do, đảm bảo hạnh phúc cho con người.Lỗ Tấn khi đánh giá về các nhà văn lãng mạn tích cực, đã nói: “Nhìn chung họ đều có xu hướng như nhau: bất mãn với thời thế và không bằng lòng với

tiếng kêu hòa hoãn. Cho nên họ đã cất lên những tiếng làm cho người nghe phải đáng dậy giành lấy đất trời và chống lại bọn phàm tục”1.

TrongCuộc hành hương của Childe Harold, nhân vật của chúng ta khi sống giữa

tháng ngày xa hoa, hoan lạc, chán ngấy với mọi thú vui, cảm thấy chán ghét xã hội tư sản, quý tộc lúc bấy giờ:

“Tôi không yêu thế giới này Và thế giới nà không yêu tôi.

Tôi không ngợi ca cái hơi thở thối ta

Và không quỳ gối nhục nhằn trước những điều người sung bái …Trong đám đông họ không nhận ra tôi là người như thế. Tôi đứng giữa bọn họ

Mà không là người của họ”2

Anh đã xuống tàu rời bỏ quê hương, như một cuộc trốn chạy, như một sự khước từ:

“Nỗi đau lớn nhất của ta

Là ra đi mà không có gì đáng khóc”

“Thuyền ơi thuyền ta sẽ cùng màylướt nhanh Trên sóng nước bạc đầu

Có cần gì dất nước này sẽ đến Chỉ đừng quay lại đất nước của ta”3

Không chấp nhận xã hội hiện tại, các nhà văn lãng mạn thường vẽ nên một xã hội lí tưởng của tương lai, một xã hội cần có hơn là vốn có. Bằng tiểu thuyết Cái đầm ma, George Sand đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng về cuộc sống tràn đầy sức sống và tình yêu của những con người lao độngthay cho bức tranh thảm đạm của Holbaen:

“Mặt đẫm mồ hôi, ngươi kiếm sống Đời người khốn khổ chẳng ra chi Lao động, mỏi mòn như thế mãi Đến ngày thần chết gọi ngươi đi”

(tríchCái đầm ma)

1Tiến trình văn học, tr.140

2Văn học phương Tây(Giáo dục, 2005), tr.464

Với Nhà thơ Đức bà Paris, Victor Hugo đã xây dựng nên hình tượng nàng vũ nữ Esmeralda thánh thiện, giàu lòng nhân ái, đấu tranh đến cùng chống lại cường

quyền, để bảo vệ tình yêu của mình và một thằng gù quả cảm, đã chiến đấu bảo vệ người yêu, cũng là để chống lại cái ác, thực thi công lí. Đặc biệt, với Những người khốn khổ, Victor Hugo đã xây dựng hình tượng nhân vật Jean Vanjean với thân phận một tên tù khổsai, nhưng lại có một tâm hồn cao thượng, đã vươn lên làm lại cuộc đời, nâng đỡ bao con người khốn khó khác, Vì dành ưu tiên cho mộng tưởng nên sự nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc các điều kiện khách quan của sinh hoạt xã hội bị đẩy xuống hàng thứ yếu và bị thay thế bằng những ước vọng mang tính cải lương. Những quá trình xã hội thường được giải thích dưới ánh sáng của những nguyên lí trừu tượng về luân lí và đạo đức, về thiện và ác, về công lí và cường quyền, … Những cái kết có hậu, với hạnh phúc viên mãncho đôi lứa, mái ấm, tình thương cho người khốn khổ, lẽ phải và công bằng được thực thi, trong khi những kẻ lạnh lùng, những tên ác nhân phải trả giá, … đã nói lên quan niệm, ước mơ cũng như phương châm hành động của các nhà văn lãng mạn vì một xã hội tốtđẹp.

Chính vì thoát li thực tại, để sống trong cõi mộng nên cuộc sống được vẽ nên thường xa rời thực tế, thậm chí mơ hồ. Trong Trà hoa nữ, Maguerite cùng Duval rời bỏ Paris về miền thôn dã sống một cuộc đời trong sạch, êm đềm, nhưng chẳng được

bao lâu thì hết sạch tiền tiêu, nàng phải bán cả nữ trang để nối dài những ngày hạnh

phúc bên người yêu. Sau vài tháng, khi cha Duval tìm đến thuyết phục nàng rời xa anh, nàng đành trở lại Paris, quay lại với cuộc sống cũ. Trong Những người khốn khổ,

cuộc sống giàu sang của Cosette do được thừa kế gia tài từ người cha nuôi, bên cạnh người yêu đã đưa cô bé yếu ớt, bất hạnh ngày nào bước vào một trang đời tươi đẹp, không khác gì một nàng lọ lem trong cổ tích.

Bất bình với thực tại, các nhà lãng mạn muốn tìm ra giải pháp chống lại những tệ nạn xấu xa của xã hội. Nhưng không nhận thức đúng đắn qui luật lịch sử cụ thể, mà có khi tùy tiện bóp méo các qui luật khách quan về sự phát triển của thực tại, đem đối lập cá nhân với xã hội, đề cao vai trò cá nhân trong lịch sử, nên chương trình của họ thường xuất phát từ ý tưởng trừu tượng thường có tính chất không tưởng, cải lương. Như V. Hugo tuy có cảm tình sâu đậm với những người khốn khổ nhưng lại đi tìm giải pháp cứu khổ bằng giải pháp tình thương, còn những chiến sĩ cách mạng cùng cuộc chiến đấu của họ, tuy có cao đẹp nhưng vẫn thất bại.

Tuy nhiên, trong các tác phẩm lãng mạn, hiện thực cuộc sống cũng ít nhiều được phản ánh, trật tự tư sản cùng những mâu thuẫn khó điều hòa của nó và nỗi thống khổ của người bình dân ngày càng được thể hiện sinh động, cụ thể hơn. Trong tác

phẩm “Trà Hoa Nữ”, hiện thực xã hội Pháp lúc bấy giờ cũng được phản ánh phần nào

qua những bất công mà những người thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội phải gánh chịu. Nhân vật cha của Duval chính là hiện thâncủa định kiến xã hội khi ra sức cản trở con trai mình yêu một kĩ nữ. Những người làm nghề kỹ nữ như Gautier và những người nghèo khó trong xã hội thì bị phân biệt đối xử, ngay cả khi chết: “Phải có những mảnh đất riêng dành cho những hạng đàn bà hư đốn đó, cũng như dành riêng cho những người nghèo khó vậy”. Tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo đã được Aragon xếp vào các tác phẩm hiện thực chủ nghĩa cũng là do đã phản ánh được mối quan hệ cơ bản của xã hội cùng những vấn đề cốt yếu, có tính thời sựcủa xã hội Pháp đương thời,tiêu biểu là cuộc cách mạng của phái dân chủ, đứng đầu là các sinh viên với phe bảo hoàng của triều đình, phản ánh được cuộc sống của đủ mọi hạng người, nhất là hướng đến những con người dưới đáy xã hội như một người tù khổ sai

Jean Vanjean, cô gái điếm Fantine, cậu bé lang thang Gavrote, …

3.3.2. Đề cao tình cảm

Chống lại sự bóp nghẹt tình cảm của chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn trả lại cho con người một đời sống tình cảm phong phú. Tính chất trữ tình trước bị coi

khinh bao nhiêu, giờ lại được trân trọng bấy nhiêu. Tình cảm, có khi được xem như ngọn nguồn của thi hứng, của nghệ thuật: “Hãy vỗ vào trái tim ta và thơ từ đó tuôn trào” (Musset). Biélinski trong bài Văn học Nga, năm 1841, định nghĩa:“Chủ nghĩa lãng mạn, đó là thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim”.Chủ nghĩa lãng mạn được mệnh danh là chủ nghĩa trữ tình hay chủ nghĩa duy cảm là vì

vậy.

Các nhà văn lãng mạn luôn đặt niềm tin vào sức mạnh cảm hóa con người bằng tình thương của Chúa. Trong Trà hoa nữ, Dumas viết: “Thiên đàng chắc hẳn sẽ không vui mừng khi chỉ đón tiếp những con người ngoan đạo. Thiên Chúa sẽ vui mừng gấp đôi khi đón nhận những con người lầm lạc trở về. Và nhiệm vụ của chúng ta là hãy đánh thức họ để họ quay về đường ngay bằng chính tình yêu thương của ta”. Việc Đức giám mục Myriel (Những người khốn khổ) đem cho Jean Vanjean đôi chân nến bạc để cứu anh thoát khỏi án khổ sai vĩnh viễn chính là đã đem tình yêu của Chúa để cứu vớt con người, giúp anh phục hồi được nhân phẩmvà trở thành một con người cao

thượng, vị tha. Đối với Myriel, tha thứ là phương châm xử thế và ông đã thắp lên ngọn lửa trong lòng Jean bằng sự cảm hóa: “Nếu ông từ nơi đau khổ bước ra với tư tưởng thù hằn và căm giận đối với người đời thì ông là người đáng thương. Nhưng nếu ông từ đó bước ra với tư tưởng độ lượng và hiền hòa thì chúng tôi không ai bằng ông

Một phần của tài liệu Giáo trình Lí luận văn học 3 (Tiến trình văn học) (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)