1. 3 Một số thuật ngữ cơ bản của tiến trình văn học
7.4. Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc (Structural realism)
Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực cấu trúc dùng để chỉ loại tiểu thuyết có cấu trúc mới mẻ, xuất hiện sau thế chiến thứ hai ở châu Mĩ Latin, sau đó lan sang các nước khác. Các tác phẩm thuộc dòng văn học này tập trung phê phán bọn phong kiến, nề độc tài quân sự và đế quốc, đồng thời bày tỏ thái độ cảm thôngvà ủng hộ đối với nhân
dân cần lao. Các nhà văn phần lớn thuộc tầng lớp trung lưu, trí thức. Nhà văn M. A.
Asturrias vốn theo chủ nghĩa hiện thực huyền thoại nhưng tác phẩm Cuối tuần ở
Guatemala lại thuộc chủ nghĩa hiện thực cấu trúc. Tác phẩm nói về cuộc can thiệp vũ
trang của đế quốc Mĩ đã bóp chết chính quyền dân chủ ở nước này vào năm 1954. Nhà văn tiêu biểu nhất cho dòng văn học này là M.V. Llosa, người Peru, với những tác phẩm như Phòng xanh, Dì Hulia với nhà văn, …
Chủ nghĩa hiện thực giống với chủ nghĩa hiện thực cổ điển ở cảm hứng phê phán chống mặt trái của xã hội, nhưng khác ở chỗ không khắc họa nhân vật điển hình mà theo lối mô tả toàn thể (unanisme) theo từng địa phương hoặc giai tầng xã hội, không phân biệt nhân vật chính phụ, không có nhân vật trung tâm quán xuyến cốttruyện. Nhà văn Llosa đã vận dụng thuyết cấu trúc linh kiện của Picasso để tạo ra loại tiểu thuyết lập thể, bằng cách vận dụng những xử lí nghệ thuật trong hội họa một cách tối đa như luật xa gần, phác họa với những đối tượng ở xa và đặc tả với đối tượng ở gần. Bên cạnh đó, ông còn trần thuật và mô tả đối tượng, dùng độc thoại và đối thoại từ nhiều cấp độ và bình diện khác nhau theo những thủ pháp của điện ảnh, nhằm tạo “cảm giác lập thể”cho người đọc khi đọc tác phẩm.
Nhìn chung, các trào lưu hiện thực thế kỉ XX đều thống nhất với chủ nghĩa hiện
thực cổ điển ở việc phản ánh hiện thực cuộc sống với cảm hứng phê phán, nhưng với những cách tân về nghệ thuật đã mang lại một diện mạo mới cho chủ nghĩa hiện thực. Mặt khác, các trào lưu hiện thực chủ nghĩa này cũng phân biệt với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở chỗ không nhìn thấy con đường phát triển của lịch sử, chưa thấy được giải pháp cũng như lực lượng có thể giải phóng người cần lao, đưa xã hội bước sang trang mới. Tuy nhiên, sự phát triển của các trào lưu này đã cho thấy sức sống của chủ nghĩa hiện thực trong thế kỉ mới và những đổi mới về nghệ thuật đã làm giàu cho nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa nói riêng và nghệ thuật ngôn từ nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. R.M. Albérès (1971), Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học châu Âu thế kỉ XX 1900
– 1959, Vũ Đình Lưu dịch, tủ sách Kim Văn, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn
hóa.
2. Lại Nguyên Ân (2003), Sống với văn học cùng thời, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
3. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến biên soạn (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, Những vấn đề lí thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, Trung tâm văn hóa.
4. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Dostoievsky, Trần Đình Sử, Lại
Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb. Giáo dục.
6. Lê Nguyên Cẩn (2002), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb. Đại học Sư phạm.
7. Lê Nguyên Cẩn (2011), Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honore de
Balzac, Nxb. Giáo dục Việt Nam.
8. Nguyễn Văn Chính (1998), Ham mê trong bi kịch của Racine, NXB. Giáo dục.
9. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Trường Lịch (1982), Lịch sử văn học Nga, tập 1, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
10. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên (2009),Lịch sử văn học Nga, Nxb. Giáo dục.
11. Hồng Chương (1962), Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật, Nxb.
Sự thật, Hà Nội.
12. Xavier Darcos (1997), Lịch sử văn học Pháp, Phan Quang Định dịch, Nxb.
Văn hóa Thông tin.
13. Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lí, Nxb. Văn hóa Thông tin, Trung tâm
văn hóa ngôn ngữ Đông Tây.
14. Nguyễn Văn Dân (2005), Vì một nền lý luận phê bình văn học chất lượng cao,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Dân (2012), “Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đến văn học thế giới và văn học Việt Nam”, Văn học nước ngoài, (8), 87-113.
16.Đỗ Đức Dục(1981), Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây,
17.Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng Văn Tửu (2005), Văn học phương Tây, Nxb. Giáo dục.
18.Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
19.Phan Cự Đệ (1997),Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945, Nxb. Giáo dục.
20.Phan Cự Đệ, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Hà văn Đức (1988), Văn học Việt Nam (1930 – 1945), Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
21.Phan Cự Đệ chủ biên (2007), Về một cuộc cách mạng trong thi ca – Phong trào Thơ Mới, Nxb. Giáo dục.
22.Nguyễn Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến, Huy Liên (1982), Lịch sử văn học Xô
Viết, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
23.Trịnh Bá Đĩnh chủ biên (2013), Lịch sử lý luận phê bình văn học Việt Nam,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
24.Hà Minh Đức (1982), C.Mác, F. Ănghen, V.I. Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
25. Hà Minh Đức (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới,
Nxb. Sự thật.
26. Hà Minh Đức chủ biên (2001), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
27. Hà Minh Đức chủ biên (2003), Lý luận văn học, Nxb. Giáo dục.
28.Gorki (1970), Bàn về văn học, Cao Xuân Hạo, Hoàng Minh dịch, Nxb. Văn học.
29.Alain Robbe Grillet (1997), Vì một tiểu thuyết mới, Lê Phong Tuyết dịch, Nxb.
Hội Nhà văn.
30. N. A. Gulaiev (1982), Lý luận văn học, Lê Ngọc Tân dịch, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội.
31.Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Ảnh, Từ Đức Tịnh, Nguyễn Văn
Giai (1978), Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX, Nxb. Giáo dục.
32.Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi (Đọc chiến tranh và hòa bình), Nxb. Giáo dục.
33.Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm (1985), Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
34.Nguyễn Văn Hạnh, Lê Đình Kỵ (1976), Cơ sở lý luận văn học, tập 4, Phương pháp sáng tác và Trào lưu văn học), Nxb. Giáo dục.
35.M.B. Khravtrenko (1984), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, Nguyễn
Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch, Nxb. Khoa học Xã hội.
36.Nguyễn Hoành Khung, Phong Hà, Nguyễn Cừ, Trần Hồng Nguyên (1994),
Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930-1945, Nxb. Khoa học Xã hội.
37.Lê Đình Kỵ(1962), Các phương pháp nghệ thuật, Nxb.Giáo dục.
38.Lê Đình Kỵ, Phương Lựu (1983), Cơ sở lý luận văn học, Nxb. Đại học và
Trung học chuyên nghiệp.
39.Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Đại học quốc gia Hà Nội.
40.Phương Lựu chủ biên (1997), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
41. Phương Lựu, La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến (2006), Lí luận văn học, tập 3,
Tiến trình văn học, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
42.Phương Lựu (2011), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb. Đại học Sưphạm.
43.Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn
Trác (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, Văn học giai đoạn 1930-1945,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
44.Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác, Trần Hữu Tá (1988), Văn học Việt Nam 1945 - 1975, Nxb. Giáo dục.
45.Karl Marx, Engels, Lenin (1977), Về văn học và nghệ thuật, Nxb. Sự thật.
46.Tôn Gia Ngân (1978), Bi kịch cổ điển Pháp, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.
47.Hoàng Nhân (1997), Văn học Pháp, tập 2, Nxb. Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
48.X.M. Petrov (1986), Chủ nghĩa hiện thực phê phán, Nguyễn Đức Nam, Phạm
Văn Trọng, Anh Đào dịch, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
49.Trần Thị Phương Phương (2006), Tiểu thuyết hiện thực Nga thế kỷ XIX, Nxb.
Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.
50.Trần Thị Phương Phương (2014), Về chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, tạp
chí Hồn Việt.
51.B. Suskov (1980), Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực (Suy nghĩ về phương pháp sáng tác), Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Hải Hà dịch, Nxb. Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam.
52.Trần Đăng Suyền (2010), Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX,Khoa học xã hội.
53.Trần Hữu Tá (1999), Nhà văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
54.Lê Ngọc Tân (2002), Chủ nghĩa tự nhiên Zola và tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn.
55.Hoài Thanh, Hoài Chân (2013), Thi nhân Việt Nam, Nxb. Văn học.
56.Hữu Thỉnh chủ biên (1997), Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995), Nxb.
Hội Nhà văn, Hà Nội.
57.Lộc Phương Thủy chủ biên (2007), Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỉ XX,
Giáo dục.
58.Lê Ngọc Trà (2005), Lý luận và văn học, Nxb. Trẻ.
59. Nhà xuất bản Sân khấu (1994), Tuyển tập kịch Môlie. 60.Các tác phẩm tiêu biểu được giới thiệu(cuối mỗi chương).