Người lao động cần nêu cao ý thức chấp hành pháp luật, rèn luyện tính kỷ luật và tác phong

Một phần của tài liệu Tài liệu những kiến thức cần thiết dùng cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia (Trang 91 - 93)

II. Những quy định an toàn của Luật Thiết bị và Nhà máy

1. Người lao động cần nêu cao ý thức chấp hành pháp luật, rèn luyện tính kỷ luật và tác phong

hành pháp luật, rèn luyện tính kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp

- Có ý thức rèn luyện nếp sống, sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc;

- Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Việt Nam và của Malaysia;

- Nghiêm chỉnh thực hiện các thoả thuận trong “Hợp đồng đi làm việc ở Malaysia” đã ký với doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam và “Hợp đồng lao động” đã ký với chủ sử dụng lao động ở Malaysia;

- Triệt để tôn trọng phong tục tập quán của người Malaysia và phong tục tập quán của những người lao động nước ngoài khác cùng làm việc tại Malaysia, không chê bai, phỉ báng gây mất đoàn kết với người dân nước sở tại và các bạn đồng nghiệp;

- Tranh thủ học hỏi về tay nghề của lao động nước ngoài, tập trung tư tưởng để làm việc tốt, gây thiện cảm với chủ sử dụng lao động;

- Không đi chơi nhiều sẽ tốn kém và không an toàn. Luôn mang theo người các giấy tờ tuỳ thân hợp pháp, tôn trọng luật lệ giao thông; tuyệt đối không tham gia đánh nhau, không cãi lại chủ (sử dụng lao động);

- Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cùng bạn bè đồng nghiệp, đồng hương, cần phải chú ý nhường

nhịn nhau, không phát ngôn bừa bãi. Phải luôn có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân (không tắm quá khuya, dễ gây đột tử); nếu bị ốm đau phải xin phép chủ đi khám, nếu muốn nghỉ làm việc thì phải báo cáo với chủ sử dụng trung thực và chính xác về lý do xin nghỉ, chỉ khi nào chủ đồng ý mới được nghỉ;

- Tuyệt đối không trêu ghẹo phụ nữ hoặc lấy cắp hàng siêu thị hoặc vi phạm phong tục tập quán của Đạo Hồi (nếu vi phạm sẽ bị phạt tù). Không ăn hoặc ngủ trong giờ làm việc;

- Pháp luật Malaysia không cho phép sản xuất (nấu), buôn bán rượu, người lao động chỉ được phép uống rượu, bia trong những dịp lễ, tết khi không có mặt người hồi giáo;

- Cần phát huy ý thức cộng đồng dân tộc, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống, tuyệt đối không đánh nhau;

- Xây dựng và duy trì quan hệ tốt với lao động nước khác, lao động nước sở tại cùng nhà máy và nhân dân nơi cư trú. Khi có hiềm khích, bất đồng không tự giải quyết được thì phải báo cáo với ban Giám đốc hoặc cảnh sát địa phương hoặc cán bộ quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tuyệt đối không đánh nhau, gây hậu quả xấu dẫn đến việc bị trục xuất về nước hoặc phạt tù;

- Trộm cắp là việc làm xa lạ với người hồi giáo, tuyệt đối không lấy trộm nguyên vật liệu, sản phẩm của chủ đem bán, không lấy tài sản của người địa phương và lấy cắp tài sản của nhau. Trường hợp bị điều tra bắt giữ vì tội trộm cắp sẽ bị xử tù và đánh roi mây theo Luật Hồi giáo;

- Không sa vào các tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…).

- Những trường hợp vi phạm sau đây sẽ bị buộc phải về nước:

+ Làm việc không đạt yêu cầu, khi chủ sử dụng lao động giao cho.

+ Vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng lao động.

+ Mang theo người thân, kết hôn, nữ lao động có thai trong thời gian đang thực hiện hợp đồng lao động.

+ Không đủ sức khoẻ, ngoại ngữ yếu kém.

+ Làm việc không đúng với giấy phép lao động được cấp: (làm việc sai với địa điểm ghi trong giấy phép sai với tên chủ sử dụng được cấp phép, nhập lao động).

Một phần của tài liệu Tài liệu những kiến thức cần thiết dùng cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)