Điều kiện nhập cư

Một phần của tài liệu Tài liệu những kiến thức cần thiết dùng cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia (Trang 58 - 60)

III. Luật nhập cư của Malaysia

3. Điều kiện nhập cư

- Người lao động nước ngoài bắt buộc phải ở bên ngoài biên giới Malaysia trong thời gian tiến hành thủ tục xin cấp phép và chỉ được nhập cảnh vào Malaysia khi visa dành cho lao động ngắn hạn được duyệt;

- Người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng bị cấm nhập cư Malaysia như đã nêu ở Mục I ở trên mới được cấp phép lao động;

- Để được cấp phép lao động, người lao động nước ngoài phải đệ trình (giấy) chứng nhận y tế, trong đó chứng nhận rằng người đó đủ sức khoẻ để làm việc tại Malaysia;

- Hộ chiếu của người lao động phải còn thời hạn tối thiểu 12 tháng kể từ ngày visa được phê chuẩn;

- Người lao động phải nằm trong độ tuổi từ 18 – 45 (riêng lao động giúp việc gia đình phải nằm trong độ tuổi từ 25 – 45);

- Người lao động nước ngoài bắt buộc phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Malaysia;

- Người lao động nước ngoài không được phép đưa thân nhân, gia đình tới định cư tại Malaysia;

- Người lao động không được phép thay đổi ngành nghề làm việc và chủ sử dụng lao động mà không có sự phê chuẩn của Cục Nhập cư Malaysia;

- Người lao động nước ngoài chỉ được phép lưu trú trên lãnh thổ Malaysia trong thời hạn hiệu lực của giấy phép lao động. Nếu muốn gia hạn, người lao động phải nộp đơn xin gia hạn ít nhất 30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn;

- Chủ sử dụng lao động phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến đệ trình các văn bản cũng như vấn đề nộp lệ phí cho người lao động nước ngoài tại Cục Nhập cư;

- Tiền bảo lãnh ký gửi tại Ngân hàng chỉ có thể hoàn trả cho chủ sử dụng lao động hoặc người bảo lãnh nếu chủ sử dụng lao động hoặc người bảo lãnh đưa ra được những bằng chứng chứng tỏ người lao động nước ngoài đã rời khỏi lãnh thổ Malaysia;

- Người lao động nước ngoài có trách nhiệm trở về nước bản địa trong thời gian càng sớm càng tốt sau khi thôi việc, bị sa thải hoặc sau khi giấy phép lao động hết hạn hoặc bị huỷ bỏ;

- Quyết định phê chuẩn giấy phép lao động có thể bị thu hồi nếu phát hiện có dấu hiệu trái với các quy định của Luật Nhập cư.

IV. chế tài xử lý đối với những trường hợp vi

phạm luật nhập cư Malaysia

1. Trường hợp nhập cư trái phép

Sẽ bị phạt tiền tối đa 10.000 RM hoặc bị phạt tù tối đa 5 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt trên; ngoài ra còn phải nộp án phí 3000 RM.

2. Trường hợp lưu trú quá hạn

Sẽ bị phạt tiền tối đa 10.000 RM hoặc bị phạt tù tối đa 5 năm hoặc phải chịu cả hai hình phạt trên; ngoài ra còn phải nộp án phí 3000 RM.

Một phần của tài liệu Tài liệu những kiến thức cần thiết dùng cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia (Trang 58 - 60)