II. phong tục, tập quán, văn hoá giao tiếp của
3. Làm việc quá giờ
- “Làm việc quá giờ” là làm việc quá số lượng giờ làm việc thông thường. Làm quá giờ có thể diễn ra trước hoặc sau thời gian làm việc thông thường.
Ví dụ: Nếu thời gian làm việc thông thường là 7 tiếng thì làm quá giờ là làm việc trong khoảng thời gian vượt hơn 7 tiếng.
Nếu thời gian làm việc thông thường là 8 tiếng thì làm quá giờ là làm việc trong khoảng thời gian vượt hơn 8 tiếng.
Nếu thời gian làm việc thông thường là 9 tiếng thì làm quá giờ là làm việc trong khoảng thời gian vượt hơn 9 tiếng.
- Số lượng thời gian làm việc quá giờ cho phép tối đa trong một ngày phụ thuộc vào quy định về thời gian làm việc thông thường của ngày làm việc đó. Vì thế, nếu thời gian làm việc thông thường của người lao động là:
+ 7 tiếng /1ngày: cho phép làm quá giờ tối đa là 5 tiếng.
+ 8 tiếng/1ngày: cho phép làm quá giờ tối đa là 4 tiếng.
+ 9 tiếng/1ngày: cho phép làm quá giờ tối đa là 3 tiếng.
- Chủ sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động làm việc quá 12 tiếng/ngày, trừ những trường hợp đặc biệt.
Ví dụ: 8h sáng đến 5h chiều là thời gian làm việc thông thườngtrong đó 8 tiếng làm việc và 1 tiếng nghỉ ăn trưa= 9 tiếng.
6h sáng 7h sáng sẽ được tính là thờigian làm việc quá giờ.
6h chiều 8h tối giờ cũng sẽ được tính thời gian làm việc quá giờ như vậy.
- Lượng thời gian làm việc quá giờ tối đa cho phép là 104 giờ/1người lao động/1tháng. Tuy nhiên, chủ sử dụng lao động có thể để người lao động làm việc quá giới hạn 104 giờ, nếu chủ sử dụng lao động yêu cầu người lao động khi thương lượng giao kết hợp đồng lao động.
- Thời gian làm việc quá giờ diễn ra vào ngày nghỉ hoặc trong 10 ngày nghỉ lễ không được xác định trong giới hạn 104 giờ làm việc quá giờ trên.
- Giờ làm việc của người lao động là 8 giờ/1ngày và 6 ngày/1tuần. Tuỳ theo sự sắp xếp bố trí của quản lý và công ty.
- Thời gian làm thêm sẽ quy định như nhiệm vụ bắt buộc và được thực hiện theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động hay người được uỷ quyền.