Các ngày nghỉ tuần, phép thường niên, nghỉ ốm, nghỉ lễ

Một phần của tài liệu Tài liệu những kiến thức cần thiết dùng cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia (Trang 38 - 41)

II. phong tục, tập quán, văn hoá giao tiếp của

4. Các ngày nghỉ tuần, phép thường niên, nghỉ ốm, nghỉ lễ

ốm, nghỉ lễ

4.a. Ngày nghỉ

- Tất cả người lao động được quyền nghỉ một ngày trong một tuần, ngày đó do chủ sử dụng lao động quy định. ở những nơi người lao động được nghỉ hơn một ngày trong một tuần thì từ ngày nghỉ thứ 2 trở đi sẽ được coi là ngày nghỉ vì tính chất của công việc.

- Chủ sử dụng lao động sẽ chuẩn bị một bảng phân công vào đầu mỗi tháng để thông báo cho người lao động về ngày nghỉ của họ. Tuy nhiên, nếu chủ sử dụng lao động chọn một ngày nghỉ nhất định hàng tuần cho tất cả người lao động thì chỉ cần có một thông báo dán tại nơi làm việc.

- Đối với người lao động làm việc theo ca, một ngày nghỉ là 30 tiếng liên tục.

- Không áp dụng ngày nghỉ trong giai đoạn người lao động đang:

+ Nghỉ chế độ thai sản + Nghỉ ốm.

+ Nghỉ do mất khả năng lao động tạm thời (quy định trong Luật Bồi thường tai nạn lao động 1992 hoặc Luật An sinh xã hội 1969).

- Người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm việc trong ngày nghỉ.

- Người lao động được yêu cầu làm việc trong ngày nghỉ phải được trả mức lương không thấp hơn các mức tương ứng sau:

+ Đối với trường hợp trả lương theo tháng: - Mức lương cho thời gian làm việc quá giờ: + Nếu làm quá giờ vào ngày thường thì được trả gấp 1,5 lần lương giờ của ngày làm việc bình thường.

+ Nếu làm quá giờ vào ngày nghỉ (chủ nhật hoặc ngày thay thế cho chủ nhật) thì được trả gấp 2 lần lương giờ của ngày làm việc bình thường.

+ Nếu làm quá giờ vào ngày lễ, tết (theo quy định đăng trong Công báo hàng năm) thì được trả gấp 3 lần lương giờ của ngày làm việc bình thường.

+ Đối với trường hợp trả lương theo sản phẩm: thì được trả lương gấp 2 lần mức lương sản phẩm của ngày làm việc thông thường.

4.b. Nghỉ phép thường niên

- Tuỳ theo quãng thời gian làm việc, người lao động được quyền nghỉ số ngày phép tối thiểu sau:

+ Nếu làm việc dưới 2 năm: được quyền nghỉ phép 8 ngày/1năm làm việc có hưởng lương.

+ Nếu làm việc trên 2 năm nhưng chưa đủ 5 năm: được nghỉ phép 12 ngày/ 1năm.

+ Nếu làm việc trên 5 năm: được nghỉ phép 16 ngày/1năm.

- Nếu người lao động tự ý nghỉ việc quá 10% số ngày làm việc trong 12 tháng liên tục mà không được sự đồng ý của chủ sử dụng lao động hoặc không có lý do chính đáng thì không có quyền nghỉ phép thường niên của giai đoạn 12 tháng đó.

- Số ngày nghỉ phép của năm nào phải được sử dụng trong năm đó. Nếu hết năm, người lao động không dùng hết ngày nghỉ phép thì mất quyền nghỉ các ngày phép còn lại. Nếu theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động, người lao động đồng ý bằng văn bản đi làm trong tất cả các ngày nghỉ phép thì người lao động sẽ được trả thêm lương cho những ngày làm việc đó (đã nói ở trên).

- Nếu trong ngày nghỉ phép thường niên, trường hợp người lao động chấp nhận không nghỉ phép và được trả lương cho việc đi làm thay thế việc nghỉ, mà người ấy lại nghỉ ốm hoặc nghỉ theo chế độ thai sản thì ngày nghỉ phép thường niên đó sẽ không được tính.

- Mức lương trả cho ngày làm việc thay thế nghỉ phép phụ thuộc vào hình thức trả lương và mức lương cho ngày làm việc thông thường.

Một phần của tài liệu Tài liệu những kiến thức cần thiết dùng cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia (Trang 38 - 41)