Tiền vé máy bay

Một phần của tài liệu Tài liệu những kiến thức cần thiết dùng cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia (Trang 68 - 72)

1 lượt từ Việt Nam đến Malaysia (bao gồm cả lệ phí sân bay).

Ghi chú: Khi nộp các khoản tiền nói trên cho doanh nghiệp người lao động cần yêu cầu doanh nghiệp giao đầy đủ biên lai thu từng khoản phí theo quy định của pháp luật.

b. Tự chịu một số khoản chi phí khác

- Chi phí làm hồ sơ và thủ tục đi làm việc ở Malaysia (nộp tại các cơ quan nhà nước có liên quan đến xác nhận hồ sơ theo quy định của pháp luật).

- Chi phí kiểm tra sức khoẻ (nộp tại bệnh viện theo mức quy định của Bộ Y tế).

Ngoài các khoản chi phí trên, người lao động có thể phải nộp khoản tiền ký quỹ hoặc thân nhân phải bảo lãnh để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng.

c. Nộp thuế thu nhập theo quy định của luật

pháp Malaysia

- Đối với lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt hoặc giúp việc gia đình thì mức là 360RM/người/năm;

- Đối với lao động làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng thì mức là 1.200RM/người/năm

- Đối với lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ là 1.800RM/người/ năm.

2. Nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam và Malaysia luật Việt Nam và Malaysia

- Phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật Malaysia (Luật Nhập cư, Luật Lao động, Luật đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động, Luật Hình sự);

- Tôn trọng phong tục tập quán và có quan hệ tốt với nhân dân Malaysia;

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của cơ quan đại diện Nhà nước Việt Nam (Đại sứ quán) ở Malaysia về quản lý công dân ở nước ngoài.

- Phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động hay bị xử phạt do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật (Ví dụ: tự ý phá vỡ hợp đồng bỏ trốn khỏi nơi làm việc hoặc tổ chức cho người khác trốn và bỏ hợp đồng).

3. Trách nhiệm của người lao động Việt Nam

khi đi làm việc ở Malaysia

Người lao động, ngoài việc phải đáp ứng yêu cầu về tay nghề theo yêu cầu của chủ sử dụng còn

phải đảm bảo cho mình những tiêu chuẩn về sức khoẻ theo điều kiện sau đây:

- Người lao động nước ngoài muốn sang làm việc tại Malaysia phải khám sức khoẻ theo hướng dẫn của doanh nghiệp XKLĐ tại các cơ sở y tế được Chính phủ Malaysia công nhận;và lấy giấy chứng nhận đủ sức khoẻ đi làm việc ở Malaysia (xem danh sách các bệnh viện được Bộ Y tế Việt Nam giới thiệu tham gia khám sức khoẻ cho lao động đi làm viêc ở nước ngoài, được in ở phụ lục cuối cuốn tài liệu này);

- Phải đảm bảo khai báo chính xác và trung thực về lịch sử bệnh tật (nếu có) và sức khoẻ của bản thân; giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện nói trên khám và cấp chỉ có giá trị hợp lệ trong thời hạn không quá 03 tháng kể từ ngày bác sỹ khám và ký cấp chứng nhận. Trong thời hạn còn giá trị, giấy chứng nhận sức khoẻ cần được nộp cho cơ quan có thẩm quyền phía Malaysia để xem xét điều kiện cấp visa tạm thời nhập cảnh. Khi nhập cảnh Malaysia trong vòng 1 tháng, người lao động sẽ phải trải qua cuộc kiểm tra y tế (sức khoẻ) nếu như kết quả kiểm tra không đạt, người lao động không được cấp giấy phép làm việc mà sẽ bị đưa về nước. Vì vậy mặc dù đã được bệnh viện cấp giấy chứng nhận đủ sức khoẻ làm việc tại Malaysia thì trong suất thời gian chờ xuất cảnh người lao động vẫn phải chú ý giữ gìn sức khoẻ của bản thân.

- Trong quá trình học giáo dục định hướng và trước khi ký “Hợp đồng đi làm việc ở Malaysia” với

doanh nghiệp và hợp đồng với chủ sử dụng phía Malaysia, người lao động phải nghiên cứu kỹ nội dung của hợp đồng để nắm chắc và hiểu đúng, đầy đủ về các điều thoả thuận về quyền lợi (tiền lương, thưởng, trợ cấp công việc, điều kiện làm việc và sinh hoạt, chỗ ở... ), nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân được thể hiện trong hợp đồng để tránh tình trạng thắc mắc, khiếu kiện hoặc đòi hỏi không đúnggây khó khăn và phiền hà cho chủ sử dụng hoặc cho doanh nghiệp XKLĐ và các cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện.

Phần sáu

luật về an toàn và sức khoẻ lao động của Malaysia

Nguyên tắc chung của pháp luật Malaysia đối với vấn đề an toàn và sức khoẻ lao động là: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để giúp người lao động bảo đảm an toàn và sức khoẻ lao động khi làm việc. Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin và hướng dẫn, huấn luyện người lao động duy trì an toàn và sức khoẻ lao động.

Văn bản pháp luật quy định về vấn đề an toàn và sức khoẻ lao động tại Malaysia là Luật An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp 1994 (viết tắt là OSHA). Phạm vi áp dụng của Luật này bao gồm tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân, kể cả dịch vụ công.

Luật OSHA và các văn bản hướng dẫn luật quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp

và duy trì nơi làm việc, môi trường làm việc, hệ thống và chương trình làm việc an toàn cho người lao động.

Người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm cung cấp các thông tin, hướng dẫn, huấn luyện và giám sát người lao động làm việc an toàn, tránh những rủi ro cho người lao động.

Một phần của tài liệu Tài liệu những kiến thức cần thiết dùng cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Malaysia (Trang 68 - 72)