Hành vi người tiêu dùng TP HCM đối với sản phẩm gạo

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống phân phối theo hình thức nhượng quyền của công ty TNHH Gạo Sạch - Khóa luận tốt nghiệp - Vương Tuyết Trang - 2012 (Trang 27 - 28)

Nguồn: Khảo sát bằng bảng câu hỏi được thực hiện với mẫu 350, phương pháp chọn mẫu thuận tiện, được thực hiện bởi nhĩm sinh viên thực tập tại cơng ty Gạo Sạch.

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ 3.5

Nhìn chung, người dân cĩ xu hướng dùng gạo cĩ nhãn mác, bao bì, xuất xứ rõ ràng, chiếm 70% những người được phỏng vấn. Phần lớn mọi người chọn mua gạo tại những điểm bán gần nhà (48%), thứ hai là cửa hàng chuyên doanh gạo (35,1%), thứ ba là siêu thị (16,9%) và cửa hàng tiện lợi (10%), thứ tư là mua qua website với tỉ lệ rất khiêm tốn (4,6%). Như vậy, việc đầu tư phát triển về số lượng cửa hàng chuyên doanh gạo trong khu dân cư là điều nên làm để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng và phù hợp với thĩi quen mua gạo của họ.

Biểu đồ 3.6 Biểu đồ 3.7

Người tiêu dùng chủ yếu biết đến nơi mua gạo hiện tại là do gần nhà (51,4%), điều này cho thấy sự hiện diện của các cửa hàng bao phủ thị trường là cần thiết để đạt được độ nhận biết cao. Các nguồn khác là từ việc tiện đường đi qua cửa hàng, người quen giới thiệu, siêu thị, tờ rơi, internet, các nguồn này khơng chênh lệch nhiều (từ 7% … 15%). Tuy nhiên, nguồn thơng tin từ nhân viên tiếp thị rất ít khoảng 0,6%, điều này cho thấy hình thức dùng nhân viên tiếp thị để đến tiếp thị trực tiếp và phát mẫu dùng thử cho người tiêu dùng vẫn chưa được các doanh nghiệp tận dụng.

Về cách thức mua gạo, 54,6% người được hỏi đã trả lời rằng họ tự đến nơi mua gạo và mang về; 30,6% cho biết họ tới nơi mua, lựa chọn loại gạo và yêu cầu giao đến nhà; 22,9% người đặt mua qua điện thoại, và 4,6% đặt hàng trực tuyến. Từ kết quả khảo sát, chúng ta thấy rằng, người dân chủ yếu vẫn đi đến nơi mua để tự tay lựa chọn gạo nhiều hơn là đặt mua mà khơng cần xem qua sản phẩm. Vì vậy, cơng tác trưng bày cửa hàng và hệ thống nhận diện thương hiệu nên được chú trọng.

Biểu đồ 3.8 Biểu đồ 3.9

Đối với mặt hàng lương thực chính như gạo thì yếu tố thuận tiện được quan tâm nhất (59,7%), do đĩ phát triển hệ thống phân phối rộng khắp là cần thiết. Kế đến là yếu tố giá cả phải chăng cũng được quan tâm (48%), yếu tố xếp thứ ba là chất lượng gạo ổn định (46,9%), thứ tư là đa dạng chủng loại gạo (41,4%), thứ năm là đặc tính sản phẩm phù hợp với sở thích (32,3%). Các yếu tố liên quan đến thương hiệu, dịch vụ và trưng bày tại cửa hàng cũng được quan tâmở mức tương đối (khoảng 4% - 27,7%). Về giá gạo, mọi người đang dùng chủ yếu nằm trong khoảng 14.000 … 18.000đ/kg (48,6%); mức giá 18.000 … 25.000đ/kg xếp thứ nhì (33,4%); 16% người dùng gạo dưới 14.000đ/kg và 2% người dùng gạo trên 25.000đ/kg. Như vậy, nhìn chung hiện nay người dân cĩ xu hướng chuyển sang sử dụng gạo với mức giá trung bình khá cao. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh gạo đảm bảo chất lượng và vệ sinh an tồn thực phẩm phát triển bởi vì người dân đã chấp nhận sử dụng gạo với mức giá khá cao. Gạo sạch cĩ giá đắt hơn gạo thơng dụng là do các chi phí trong khâu sản xuất, chế biến và bảo quản theo các tiêu chuẩn nhất định. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần kiểm sốt chặt chẽ chi phí để đưa cho người dân mức giá tốt nhất cĩ thể, hướng tới cạnh tranh cả về giá và chất lượng.

Và khi được hỏi về mức độ quan tâm đến việc sử dụng các loại gạo sạch, an tồn, người tiêu dùng phần lớn cho ý kiến là họ quan tâm đến vấn đề này (điểm số trung bình 3,7), độ lệch chuẩn nhỏ giữa các điểm số khoảng 0,7 (nằm ở khoảng …bình thường… và …quan tâm…). Điều này cho thấy việc sử dụng lương thực an tồn và tốt cho sức khỏe được người dân quan tâm và cĩ nhu cầu.

Bảng 3.1. Mức độ quan tâm đến việc sử dụng gạo sạch

N Minimum Maximum Mean DeviationStd. Mối quan tâm gạo sạch …

gạo cao cấp 350 1 5 3.70 .720

Valid N (listwise) 350

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống phân phối theo hình thức nhượng quyền của công ty TNHH Gạo Sạch - Khóa luận tốt nghiệp - Vương Tuyết Trang - 2012 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w