Hạn chế sự bùng nhân số.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 81 - 85)

III. Những Vấn Đề Toàn Cầu Cấp Bách Của Thời Đại TRONG Điều Kiện Hiện NAY.

c)Hạn chế sự bùng nhân số.

* Dân số là gì?

Dân số là số dân hay nói cách khác là số lượng người sinh ra, tồn tại và phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

* Sự gia tăng dân số (sự bùng nổ dân số).

- Hiện nay trên thế giới sự phát triển của dân số diễn ra không đều. Có khu vực, có nước dân số không tăng, tăng chậm, hoặc tăng trưởng âm nhưng cũng có nơi dân số tăng rất nhanh.

Khu vực có dân số tăng trưởng chậm nhất là ở châu Âu đặc biệt là các nước Thụy Điển, Pháp, Bỉ, Hà Lan... Thực tế cho thấy ở những nước, những khu vực kinh tế phát triển cao thì số người sinh không cao, số người chết thấp tuổi thọ bình quân cao sự thay thế các thế hệ diễn ra chậm chạp. Khu vực có dân số tăng nhanh nhất là ở Châu Phi và các nước đang phát triển ở châu á, châu Mỹ la tinh, nhất là các nước Xômali, Dim Ba Buê, Ghi nê bịt xao... số người sinh quá cao, số người chết lớn tuổi thọ bình quân thấp, các thế hệ thay thế nhau diễn

ra quá nhanh chóng. Nhưng nhìn chung thì dân số thế giới trong giai đoạn thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI là tăng nhanh tạo thành sự bùng nổ dân số, thành đợt "sóng thần dân số". Chính sự bùng nổ dân số đó đã tạo thành một trong những vấn đề cấp bách của thời đại ngày nay.

Con người là chủ của trái đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị của các điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, lượng gia tăng dân số hiện nay ở một số nước đi đôi với đói nghèo, suy thoái môi trường và tình hình kinh tế bất lợi đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số và môi trường.

Đầu thế kỷ XIX, dân số thế giới mới có 1 tỷ người nhưng đến năm 1927 tăng lên 2 tỷ người; năm 1960: 3 tỷ người, năm 1974: 4 tỷ người; năm l987: 5 tỷ và năm 1999 là 6 tỷ người. Riêng Trung quốc và ấn Độ là 2quốc gia đã đạt đến kỷ lục trên 1 tỷ dân. Trong đó trên 1 tỷ người trong độ tuổi từ 15 - 24 tuổi. Mỗi năm dân số thế giới tăng thêm khoảng 78 triệu người. Theo dự tính đến năm 2015 dân số thế giới sẽ tăng ở mức từ 6,9 - 7,4 người và đến năm 2025 dân số sẽ là 8 tỷ người và năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người 95% dân số tăng thêm nằm ở các nước đang phát triển do đó các nước này sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng cả về kinh tế, xã hội đặc biệt là môi trường, sinh thái. Việc giải quyết những hậu quả do dân số tăng của những nước này có lẽ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần những xung đột về chính trị trên thế giới.

Nhận thức được tầm quan trọng của sự gia tăng dân số trên thế giới, nhiều quốc gia đã phát triển chương trình kế hoạch hóa gia đình (KHHGD), mức tăng trưởng dân số toàn cầu đã giảm từ 2% mỗi năm vào những năm trước 1980 xuống còn 1,7% và xu hướng này ngày càng thấp hơn.

Theo dự tính, sau năm 2050, dân số thế giới sẽ ngừng tăng và ổn định ở mức 10,3 tỷ. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để tạo cân bằng giữa dân số và khả năng của môi trường. Các nước chưa liên kết được KHHGD với quy hoạch phát triển, thì cũng chưa thể gắn vấn đề dân

số với hành động về môi trường. Một câu hỏi được đặt ra là liệu tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái của trái đất có thể chịu đựng được sự tác động thêm bởi những thành viên cuối cùng của loài người chúng ta hay không? Hơn nữa, điều gì sẽ xảy ra vào năm 2025, khi người thứ 8 tỷ của trái đất sẽ ra đời? Nếu người thứ 6 tỷ sinh ra tại một nước phát triển, ví dụ như ở Mỹ thì người đó đương nhiên thuộc vào dân số tầng lớp trên, ít nhất theo nghĩa là có nhà tốt, có nước sạch, có điều kiện vệ sinh và được hưởng giáo dục, chăm sóc y tế thích đáng, có việc làm, có thời gian giải trí. Song người thứ 6 tỷ cũng góp phần tiêu thụ những tài nguyên kỷ lục. Hàng năm 270 triệu người Mỹ sử dụng khoảng 10 tỷ tấn nguyên liệu, chiếm 30% trữ lượng của toàn hành tinh. Một tỷ người giàu nhất thế giới, kể cả người châu Âu và người Nhật tiêu thụ 80% tài nguyên trái đất. Nếu người thứ 6 tỷ được sinh ra ở một nước đang phát triển, nơi tập trung 3/4 dân số của thế giới thì người đó chỉ có lâm vào cơ hội nghèo đói và thiếu thốn 1/3 dân số thế giới (2 tỷ người) đang sống với khoảng 2 USD/ngày; một nửa số người trên trái đất có điều kiện vệ sinh kém; 1/4 không được dùng nước sạch, 1/3 sống trong những khu vực nhà ở không đủ tiện nghi; 1/6 không biết chữ và 30% những người lao động không có được cơ hội có việc làm phù hợp; 5 tỷ người còn lại trên trái đất chỉ tiêu dùng vẻn vẹn 20% tài nguyên trái đất. Việc tăng những kỳ vọng và nhu cầu thiết yếu để cải thiện điều kiện sống trong những nước đang phát triển càng làm trầm trọng thêm sự tổn hại về môi trường.

Đối với nước ta quy mô dân số lớn và ngày càng tăng vẫn là những cản trở lớn đối với sự phát triển đất nước.

Với số dân gần 80 triệu người vào thời điểm 6/2002, Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn thứ 2 ở Đông Nam á và thứ 13 trên thế giới. Tiềm năng gia tăng dân số còn lớn do cơ cấu dân số trẻ và số phụ nữ 15 - 49 tuổi vẫn tăng ở mức cao, từ 21,1 triệu năm 2000 lên 25,5 triệu năm 2010. Mặc dù tỷ lệ sinh đã giảm nhanh trong thập kỷ qua và tiếp tục giảm, nhưng trong 10 năm tới, dân số nước ta vẫn tăng

thêm trung bình mỗi năm khoảng từ 1 triệu đến 1,1 triệu. Kết quả giảm sinh từ nay đến năm 2010 có ý nghĩa quyết định đến việc ổn định quy mô dân số ở mức cao hay thấp. Dân số Việt Nam sẽ ổn định vào giữa thế kỷ XXI. ở mức cao, quy mô dân số ổn định có thể trên 122 triệu; còn ở mức thấp, dân số sẽ dưới 113 triệu. Điều đó có thể ảnh hưởng lớn đến tính bền vững và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Từ thực trạng trên của vấn đề dân số hiện nay trên thế giới đã đặt ra một cách cấp thiết là phải điều chỉnh sự phát triển dân số một cách cân đối hợp lý (ở nghĩa tương đối) giữa các khu vực, các nước trên thế giới, để từ đó làm hạn chế sự bùng nổ về dân số.

Giải quyết vấn đề dân số trước hết phải tuân theo định hướng của Liên hiệp quốc về công tác dân số thế giới trên tinh thần Hội nghị Cai rô 1994 như sau:

+ Đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe sinh sản được tiếp cận và phổ cập sớm, nhanh. Mục tiêu đến 2015 toàn cầu tiếp nhận chương trình này và phổ cập.

+ Tăng cường quyền năng cho phụ nữ, quyền tự chủ của phụ nữ.

+ Đáp ứng các nhu cầu của con người về vấn đề dân số và môi trường lành mạnh.

+ Lồng ghép dân số với chiến lược kinh tế và phát triển đẩy nhanh tốc độ, tiến đến bền vững, xóa đói, giảm nghèo, làm chậm tốc độ gia tăng dân số, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trên cơ sở định hướng chung của Liên hiệp quốc các quốc gia dân tộc tùy theo tình hình thực tế và điều kiện, khả năng của mình kết hợp với sự giúp đỡ quốc tế để đề ra chương trình hành động phù hợp về công tác dân số.

Muốn vậy, phải nâng cao nhận thức về dân số cho nhân dân, đặc biệt là ở những nơi có dân trí thấp, nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu mà điểm mấu chốt là phải xóa bỏ tư tưởng phong kiến trọng nam

khinh nữ "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô". Phải tăng cường giáo dục dân số trong nhà trường. Phải đẩy mạnh công tác y tế đối với việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Phải đẩy mạnh các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là phải nâng cao đời sống kinh tế, văn

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 81 - 85)