Nhóm mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 55 - 57)

biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Đây là mâu thuẫn khá điển hình của thời đại nó xuất hiện từ khi có những cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đến các nước nghèo nàn, chậm phát triển về kinh tế nhưng lại có nguồn lao động dồi dào và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Để làm giàu cho mình giai cấp tư sản bóc lột nhân dân lao động trong nước hết sức thậm tệ. Nhưng chưa đủ, lòng tham vô đáy của giai cấp tư sản đã thúc đẩy họ mang quân đội, binh lính đi xâm lược các dân tộc khác. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa đế quốc biến hầu hết các nước trên thế giới thành hệ thống thuộc địa thông qua sự phân chia thế giới về kinh tế và lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc.

Vì thế, chúng đã tạo thành mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc, tuân theo quy luật "có áp bức là có đấu tranh".

Vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX đã có hàng trăm nước thuộc địa và phụ thuộc giành được độc lập dân tộc, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Tuy nhiên đó mới chỉ là độc lập về chính trị. Do kinh tế, văn hóa còn thấp kém và lạc hậu, chậm phát triển nên các quốc gia này còn tiếp tục lệ thuộc vào các nước tư bản làm cho độc lập chỉ là về danh nghĩa còn thực chất vẫn bị lệ thuộc. Hay nói cách khác là thoát khỏi ách cai trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ thì lại rơi vào chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Do bị bòn rút siêu lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản nên chỉ trong vòng mấy thập niên, các nước chậm phát triển đã rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất đến hàng nghìn tỷ đô la, không có khả năng trả nợ, ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào chủ nghĩa đế quốc về kinh tế và chính trị.

Hiện nay, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc vẫn đang phát triển sâu sắc trên mọi lĩnh vực:

Về quân sự: Cuộc chiến tranh ở Côxôvô với vũ khí công nghệ cao có sức tàn phá lớn, làm thiệt hại của Nam Tư 130 tỷ USD, riêng cấm vận đã làm thiệt hại 132 tỷ. Đối với I Rắc, Mỹ không chỉ tàn phá bằng bom đạn hết sức dã man mà 10 năm sân bay Bát đa không mở cửa hàng triệu người chết đói vì chính sách cấm vận. Chưa đủ Mỹ đang ráo riết chuẩn bị kế hoạch tấn công trở lại I rắc với cớ là kiểm tra việc sản xuất vũ khí... Đặc biệt đối với ápganixtan. Mỹ đã nhân danh "chống khủng bố" để trả thù rất dã man đối với nhân dân ápganixtan. Việc xuất hiện ngày càng nhiều các căn cứ quân sự Mỹ và các hoạt động quân sự phối hợp của Mỹ ở các nước khu vực châu á - Thái bình dương gây sự chú ý và lo ngại của nhiều nước. Dư luận cũng tỏ ra rất lo ngại Mỹ sẽ mở rộng các hoạt động quân sự ra ngoài phạm vi chống khủng bố, đưa quân chiếm đóng trong khu vực, thiết lập các công trình vĩnh viễn và tổ chức tập trận nhiều hơn quy mô lớn hơn. Mỹ đang sử dụng việc triển khai quân sự chống khủng bố để bố trí lại lực lượng quân sự Mỹ tại khu vực này.

Không chỉ biểu hiện bằng quân sự, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc còn được biểu hiện bằng sự cách biệt về kinh tế, văn hóa giữa nước giàu với nước nghèo. Bởi chủ nghĩa tư bản ra sức bòn rút chất xám ở các nước lạc hậu, vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động, đẩy các nước đó tới chỗ kiệt quệ, biến các nước đó thành những bãi thải đó là: bãi rác công nghiệp, bãi rác hạt nhân và bãi rác văn hóa nhằm phá hủy tận gốc đời sống xã hội và con người ở đó.

Như vậy mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với các thế lực đế quốc đã chuyển thành mâu thuẫn gay gắt giữa nước giàu với nước nghèo, giữa các nước chậm phát triển với những nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao. Do đó các nước này đang phải tiến hành một cuộc đấu tranh rất phức tạp để chống can thiệp và xâm lược, chống lại cả sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khắc phục những xung đột dân tộc và sắc tộc đẫm máu. Các dân tộc hiện nay tập hợp lại trong cuộc đấu tranh để chống cường quyền áp đặt, đó là một

xu thế rất lớn với nhiều hình thức phong phú như các cuộc tập hợp lực lượng ở Hội nghị Nam - Nam ở Cu Ba, ở Seatll, Washington (Mỹ), trong UNCTAD (Thái Lan) là những biểu hiện mới, là những cuộc đấu tranh rất quyết liệt.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 55 - 57)