Cách mạng khoa họ c công nghệ hiện đại và sự xuất hiện nền kinh tế trí thứ c do GS.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 37 - 42)

của các quốc gia. Thế giới đang chuyển biến từ các nền kinh tế dựa trên bắp thịt và tiền vốn sang các nền kinh tế dựa trên trí não.

Với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức, cơ cấu kinh tế - xã hội toàn cầu đang đúng trước sự thay đổi sâu sắc và bất ngờ nhất. Các lý thuyết kinh tế truyền thống về tăng trưởng, về lợi thế cạnh tranh, về cạnh tranh hoàn hảo, về bàn tay vô hình của sức mạnh thị trường, về "sự phá hủy sáng tạo" đều cần phải sửa đổi phù hợp với các đặc điểm mới của nền kinh tế trí thức. Các nguồn lực truyền thống của sản xuất và tăng trưởng như đất đai, lao động, vốn, và cả chính sách tài khóa, tiền tệ cũng đang giảm dần tầm quan trọng trong khi tri thức, tức là khả năng sáng tạo, phân phối và khai thác thông tin, kiến thức khoa học và công nghệ đang trở thành nhân tố so sánh lớn nhất quyết định sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia mỗi doanh nghiệp trong thị trường toàn cầu. Mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn là một nền kinh tế thị trường, nhưng bản chất của nó đã thay đổi một cách cơ bản. Tuy nó vẫn mang tính chất "tư bản" nhưng giờ đây "chủ nghĩa tư bản thông tin" đã thống trị. Các ông vua thép là những người "siêu giàu" của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XIX, còn những người "siêu giàu" của thế giới ngày nay là những nhà chế tạo máy vi tính, các phần mềm, chủ các hãng viễn thông, phát thanh, truyền hình.

Nghiên cứu về nền kinh tế trí thức cần chú ý những đặc trưng chủ yếu của nó. Theo GS.VS Đặng Hữu có mười điểm, xin lược trích mười điểm đó như sau:

- Một là, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Dưới sự tác động của nền kinh tế trí thức trong 15 năm qua các nền kinh tế phát triển trên thế giới đã có những chuyển đổi to lớn, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, về cách thức và các quy tắc hoạt động; đang phát triển nhanh các ngành kinh tế dựa vào tri thức, các ý tưởng. Đổi mới và công nghệ là chìa khóa cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, dịch chuyển nhanh cơ cấu. Nhưng

đây cũng là nền kinh tế mang tính rủi ro và không ngừng thay đổi, luôn đặt ra nhiều thách thức mới. Vì vậy có người gọi là xã hội rủi ro.

- Hai là, sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai. Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới và phát triển. Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ, có thể gọi là "doanh nghiệp tri thức" trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hóa không còn phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng; những người làm việc trong đó là những công nhân tri thức; họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất.

Trong những thập kỷ gần đây, trên thế giới các khu công nghệ phát triển rất nhanh. Đó là một cách tổ chức để đi nhanh vào kinh tế tri thức. Vì nền sản xuất dựa vào công nghệ cao tiêu hao ít nguyên liệu, năng lượng, thải ra ít phế thải cho nên trong nền kinh tế tri thức có thể thực hiện được sản xuất sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Nền kinh tế trí thức là nền kinh tế phát triển bền vững.

Vì sản xuất công nghệ có ý nghĩa to lớn như thế nên người ta chạy đua vào đầu tư mạo hiểm, tức đầu tư cho nghiên cứu, triển khai nhằm tạo ra công nghệ mới và đó là nguồn gốc sự làm giàu lên rất nhanh chóng của các doanh nghiệp tri thức.

- Ba là, công nghệ thông tin là nhân lõi của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nó phản ánh giai đoạn mới về chất của sản xuất trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Mọi người đều có nhu cầu thông tin và được truy nhập vào các kho thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất,

chất lượng, hiệu quả. Nên nhiều người gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế số hay kinh tế mạng.

- Bốn là, xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hóa.

Trong nền kinh tế tri thức, thông tin đến với mọi người, mọi nhà, mọi nơi, làm cho mọi người dễ dàng nắm bắt được những thông tin cần thiết. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các quyết định của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức có liên quan đến họ. Nhờ có thông tin nên khi chuẩn bị các quyết định, các chính sách, pháp luật... cơ quan nhà nước rất dễ dàng thuận tiện lấy được ý kiến nhân dân, nguyện vọng nhân dân. Từ đó mà dân chủ hóa các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội được mở rộng. Vì vậy công nghệ thông tin thúc đẩy sự phát triển dân chủ. Có dân chủ mới phát huy được khả năng sáng tạo của con người, khơi dậy sự năng động, tích cực của mọi người.

- Năm là, các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, vì nảy sinh nhiều công nghệ mới nên làm xuất hiện nhiều công ty mới. Sự ra đời của các công ty mới dựa trên công nghệ mới đã thành công hơn, lớn mạnh hơn thì các công ty khác tìm cách sát nhập vào hoặc chuyển hướng khác ngay nếu không muốn bị phá sản. Để tăng sức mạnh của các công ty phải hợp tác với nhau, phải "mua" nhau để thành công ty lớn. Mặt khác các công ty khổng lồ chia ra các công ty con trên khắp thế giới và công ty con được quyền chủ động nhiều hơn để có thể linh hoạt, thích nghi với sự đổi mới. Cho nên mua bán để hợp nhất thành công ty khổng lồ mà thực tế thì lại là sự chia nhỏ.

- Sáu là, xã hội thông tin là xã hội học tập. Trong xã hội đó giáo dục rất phát triển. Mọi người đều học tập, học thường xuyên, suốt đời, học ở trường học ở trên mạng để trau dồi trí tuệ. Không học tập thường xuyên thì không phát triển được nền kinh tế trí thức. Mọi người thường xuyên được bổ sung kiến thức mới thích ứng được với nền kinh tế tri thức. Với sự bùng nổ thông tin và sự luôn đổi mới kiến

thức làm cho mô hình giáo dục truyền thống (đào tạo xong rồi ra làm việc) là không còn phù hợp mà phải đào tạo cơ bản, ra làm việc lại được tiếp tục đào tạo, vừa đào tạo vừa làm việc. Muốn vậy hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho việc học của mọi người ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Trong đó mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng, nên đầu tư cho giáo dục phải cao hơn những loại đầu tư khác.

- Bảy là, vốn quý nhất trong nền kinh tế trí thức là tri thức. Trí thức là nguồn lực hàng đầu tạo sự tăng trưởng không phải như các nguồn lực khác bị mất đi khi sử dụng. Tri thức và thông tin có thể được chia sẻ, và trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng. Vì thế quyền sở hữu đối với tri thức trở thành quan trọng nhất hơn cả vốn, tài nguyên, đất đai. Ai chiếm hữu và sử dụng được nhiều tài sản trí tuệ người đó sẽ thành công. Nên ngày nay người ta đặt ra vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và được thể chế bằng pháp luật.

- Tám là, sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển. Trong thời đại ngày nay, chúng ta đang chứng kiến công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rất ngắn. Quá trình từ lúc ra đời, phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất hay một công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển thì phải luôn luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm. Sáng tạo là linh hồn của sự đổi mới. Trước đây người ta hay chọn những công nghệ đã chín muồi để đưa vào sản xuất, còn bây giờ người ta phải tìm và chọn các công nghệ mới nảy sinh, mới nhất. Bởi cái chín muồi là cái sắp sửa tiêu vong.

- Chín là, Nền kinh tế tri thức là sự thách thức đối với văn hóa. Trong nền kinh tế này, văn hóa có điều kiện phát triển nhanh và văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Do bùng nổ thông tin, bùng nổ tri thức nên trình độ nền văn hóa được nâng cao. Nội dung và các hình thức hoạt động văn hóa được phong phú, đa dạng. Kéo theo là nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân cũng lên cao. Giao lưu văn hóa cũng hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho

các nền văn hóa cũng hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền văn hóa có thể tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để xây dựng và phát triển nền văn hóa của mình. Nhưng mặt khác các nền văn hóa cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn của sự pha tạp, lai căng, dễ bị mất bản sắc dễ bị các loại văn hóa độc hại tấn công phá hoại mà rất khó ngăn chặn được. Do đó nhiệm vụ giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc trở nên cấp thiết, nặng nề. Muốn vậy, phải tăng cường giáo dục truyền thống phát huy các giá trị truyền thống, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Mười là, Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. Thị trường là sản phẩm mang tính toàn cầu. Một sản phẩm được sản xuất ra sẽ nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới. Rất ít các sản phẩm do một nước làm ra, mà phần lớn là kết quả của sự tập hợp các phần việc được thực hiện từ nhiều nơi trên thế giới kết quả của công ty ảo, xí nghiệp ảo, làm việc từ xa... Quá trình toàn cầu hóa cũng là quá trình chuyển sang nền kinh tế trí thức. Toàn cầu hóa và kinh tế tri thức thúc đẩy nhau, hòa quyện với nhau, là hai anh em sinh đôi của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Toàn cấu hóa một mặt tạo thuận lợi cho sự phát triển nhanh kinh tế tri thức ở các nước, nhưng đồng thời cũng đặt nhiều thách thức, rủi ro1.

Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu còn băn khoăn rằng: chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ cơ chế thông qua đó tri thức hoạt động với tư cách như là một nguồn lực kinh tế, chúng ta vẫn chưa có đủ thực tế để hình thành một lý thuyết và kiểm định nó. Tất cả còn ở phía trước. Kinh tế tri thức đang và sẽ là đề tài hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý, nghiên cứu của nhiều người trong thời đại chúng ta.

* Cách mạng khoa học - công nghệ không chỉ đưa đến nền kinh tế tri thức mà sự biến đổi của lực lượng sản xuất còn tất yếu đòi hỏi phải có một quan hệ sản xuất mới phù hợp với nó. Tình hình đó dẫn đến

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)