Kinh tế tri thứ c GS.VS Đặng Hữu Tạp chí công tác khoa giáo tháng 7/2000, tr 3 6.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 42 - 52)

cái gọi là toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

Khái niệm "toàn cầu hóa" cũng được xuất hiện vào những thập niên gần đây, thu hút được sự chú ý đặc biệt của đông đảo các nhà nghiên cứu. Nhưng những cuộc tranh luận, những bài nghiên cứu về toàn cầu hóa hiện nay có thể được coi là còn rất trừu tượng và chưa hoàn toàn có sức thuyết phục.

Có thể quan niệm rằng: Toàn cầu hóa kinh tế dưới sự tác động của quốc tế hóa sản xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, tính dựa dẫm vào nhau, bổ sung cho nhau của nền kinh tế các nước này ngày càng gia tăng, yếu tố cản trở sản xuất đang ngày càng mất đi bởi tự do lưu thông toàn cầu.

Toàn cầu hóa khác với quốc tế hóa ở chỗ trong quốc tế hóa chủ yếu là nói tới sự lan rộng toàn cầu về không gian, còn trong toàn cầu hóa là nói về vừa lan rộng trong không gian (toàn thế giới) vừa đồng bộ trong thời gian.

- Toàn cầu hóa yêu cầu giao tiếp phải xảy ra trực tuyến và thực tế là tức thời đối với bất kỳ vị trí nào trên hành tinh. Không thể có toàn cầu hóa nếu không có điều kiện này mà thị trường quốc tế hóa chưa có. Như vậy trong thị trường toàn cầu hóa, yếu tố thời gian trở thành một lực lượng tự nhiên thực sự được đưa vào quá trình kinh doanh trực tiếp tham gia tạo ra giá trị. Nói một cách khác, toàn cầu hóa là một giải pháp về quan hệ sản xuất để phù hợp với lực lượng sản xuất thời gian ở bậc thang vi mô (cỡ microsec - một phần triệu giây và nanosec - một phần tỷ giây) vì thời gian có chiều từ quá khứ đến tương lai nên lực lượng sản xuất thời gian không chỉ đặc trưng bằng lượng thời gian mà còn bởi thời điểm và trật tự thời gian như sự cố Y2k là liên quan đến yếu tố trật tự của thời gian.

- Toàn cầu hóa kinh tế là kết quả phát triển cao độ quốc tế hóa sản xuất và phân công quốc tế. Tiến hành toàn cầu hóa kinh tế xuất hiện và phát triển cùng với thị trường thế giới. Đặc biệt là sau những

năm 80 của thế kỷ XX nó được phát triển nhanh chóng và sẽ là xu thế quan trọng nhất phát triển kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI.

- Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan. Bởi vì ngay trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" Mác và Ăng ghen đã dự báo quốc tế hóa sản xuất và thương mại. "Đại công nghiệp hóa tạo ra thị trường thế giới - thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc tự cung, tự cấp ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc". Và trong thực tế nó là kết quả phát triển tất yếu, nhanh chóng của lực lượng sản xuất dưới sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại chứ không phải do giai cấp này hay thế lực kia có thể tự mình sáng tạo ra toàn cầu hóa theo ý muốn chủ quan mà chính những điều kiện kinh tế - kỹ thuật nhất định đã quốc tế hóa các quan hệ kinh tế phát triển đến đỉnh cao là toàn cầu hóa. Đảng ta nhận định đây là một xu thế khách quan và cuốn hút ngày càng nhiều nước tham gia.

Bởi thời đại chúng ta đang sống không còn là thời đại tư bản chủ nghĩa trước đây mà đã là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới mà trên thực tế lực lượng tham gia và thúc đẩy toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế không chỉ có các nước tư bản phát triển mà bao gồm 3 loại nước tham gia với hàng trăm dân tộc và nhà nước khác nhau, đó là :

+ Các nước tư bản phát triển

+ Các nước dân tộc chủ nghĩa vừa thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.

+ Các nước phát triển theo định hướng XHCN.

Vì thế tổ chức thương mại thế giới (WTO) có 136 nước thành viên, 25 nước nộp đơn xin tham gia, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trong khuôn khổ WTO chiếm tới 90% thương mại xuất nhập khẩu của thế giới. ở trong một xu thế khách quan, với sự cuốn hút rộng rãi như thế, nếu ta không chủ động tham gia thì sẽ bị phân biệt đối xử, sẽ khó

khăn trong việc phát triển kinh tế.

Tuy vậy, với phương thức sản xuất riêng của từng nước; mang tính đặc thù quốc gia, các nước tham gia toàn cầu hóa đều đeo đuổi những mục tiêu, những ý đồ khác nhau, thậm chí đối lập nhau:

+ Đối với các nước tư bản phát triển cao không chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà quan trọng hơn là nhằm chi phối khống chế thị trường thế giới; cải biến kinh tế các nước khác theo quỹ đạo của mình.

+ Đối với các nước dân tộc chủ nghĩa tận dụng xu thế toàn cầu hóa và tham gia hội nhập quốc tế để có điều kiện để xây dựng nền kinh tế quốc gia tự chủ.

+ Đối với các nước theo định hướng XHCN vận dụng xu thế toàn cầu hóa và chủ trương hội nhập quốc tế để tranh thủ những khả năng có lợi trên thị trường thế giới, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế theo định hướng XHCN; không chỉ chống nguy cơ tụt hậu xa hơn mà còn nhằm thu hẹp khoảng cách về tiềm lực kinh tế so với các nước khác.

Từ đó hình thành những cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các loại thế lực, báo hiệu những khả năng biến đổi sẽ tiếp tục diễn ra trong toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh rất đa dạng, không thuần nhất bao trùm khắp toàn cầu cần nhìn thấy những nội dung mới trong kinh tế thế giới không chỉ về mặt lực lượng sản xuất và khoa học - công nghệ mà cả về quan hệ tương tác giữa các nền kinh tế quốc gia, nhất là về sức mạnh vươn lên một cách nổi bật của các nước chậm phát triển, hứa hẹn những nhân tố tích cực trên thương trường quốc tế. Như vậy toàn cầu hóa chẳng những là quy luật khách quan (mà lâu nay người ta hay nhấn mạnh ý này), mà toàn cầu hóa còn mang tính chủ quan đó là những quan điểm nhận thức, cách thức, biện pháp thực hiện. Do đó Đảng ta nêu quan điểm "Xây dựng một nền kinh tế mở" "đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới" "tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế". Với tinh

thần chủ động hội nhập quốc tế nhưng không nôn nóng chắc chắn chúng ta sẽ có thế và lực mới để phát triển.

- Toàn cầu hóa kinh tế vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực:

+ Về mặt tích cực: Điều nổi bật là toàn cầu hóa kinh tế đã làm thay đổi bộ mặt toàn thế giới tạo ra những bước phát triển nhảy vọt, cụ thể là:

* Lực lượng sản xuất vươn mạnh ra ngoài biên giới quốc gia cùng nhiều công nghệ hiện đại, nhất là cuộc cách mạng thông tin đã tạo nên mạng thông tin liên hoàn toàn cầu cùng với những tiến bộ mới trong giao thông vận tải đã góp phần làm cho giá thành sản phẩm thuyên giảm, năng suất hiệu quả tăng cao, giao lưu thuận tiện, rút ngắn thời gian giao tiếp giữa các vùng lãnh thổ trên thế giới.

* Sự phân công lao động quốc tế phát triển chưa từng có trong lịch sử vừa phổ cập trên diện rộng vừa phát triển theo chiều sâu.

* Thị trường được mở rộng, mức độ liên kết, thống nhất của thị trường thế giới được tăng cường: Không còn hiện tượng tách rời thị trường XHCN với thị trường tư bản chủ nghĩa. Các cường quốc công nghiệp không còn phân chia thị trường thế giới thành những vùng ảnh hưởng rõ rệt của riêng từng nước, các công ty đa quốc gia phát triển nhanh chóng trong cùng một lúc thâm nhập thị trường nhiều nước. Sự giao lưu hàng hóa được thông thoáng hơn, hàng rào thuế quan và phi thuế quan thuyên giảm, nhờ đó trao đổi hàng hóa tăng mạnh, có lợi cho sự phát triển của các nước.

* Quy mô lưu động vốn quốc tế lớn chưa từng thấy, dòng vốn cũng vượt qua biên giới quốc gia, nhiều hình thức đầu tư, hợp tác sản xuất, góp phần điều hòa nguồn vốn theo lợi thế so sánh, giúp các nước tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ từ bên ngoài để phát triển.

* Những thành tựu của khoa học và công nghệ được chuyển giao nhanh chóng, ứng dụng rộng rãi - Từ đó các nước đi sau trong sự phát triển kinh tế có điều kiện tiếp cận với chúng để phát triển.

* Tốc độ tăng trưởng mậu dịch thế giới vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thế giới đã tăng từ 50 tỷ USD trong đầu những năm 50 lên tới 5100 tỷ USD năm 1999. Số liệu thống kê nhiều năm cho thấy tốc độ tăng trưởng mậu dịch thế giới tăng bình quân 1 đến 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và trong thời gian nhất định nào đó còn cao hơn nhiều. Điều đó chứng tỏ, một phần lớn GDP của các nước phải được các nước thu mua lại mới có thể thực hiện được giá trị của nó. Đây là kết quả của phân công quốc tế không ngừng sâu sắc, cũng là tiêu chí quan trọng của toàn cầu hóa.

* Về mặt chính trị: Quá trình toàn cầu hóa gia tăng tính tùy thuộc lẫn nhau có lợi cho cuộc đấu tranh cho hòa bình, hợp tác và phát triển vì ngay sự phát triển của các nước công nghiệp, phát triển tùy thuộc đáng kể vào các nước đang phát triển. Qua những phương tiện hiện đại, những thành tựu văn hóa cũng được chuyển tải nhanh chóng hơn.

+ Về mặt tiêu cực: Toàn cầu hóa cũng không ít những tác động tiêu cực do trong buổi đầu lịch sử cũng như suốt quá trình về sau, chủ nghĩa tư bản vì mục tiêu lợi nhuận đã nhanh chóng nắm bắt, lợi dụng những thành tựu mới về kinh tế - kỹ thuật, thúc đẩy xu hướng quốc tế hóa các hoạt động kinh tế, đồng thời choàng lên nó những nhân tố tiêu cực, làm vẫn đục không gian kinh tế toàn cầu. Phải kể đến những tiêu cực sau:

* Về kinh tế: ỷ thế sức mạnh kinh tế và khoa học kỹ thuật, với bản chất vốn có của giai cấp tư sản, các nước lớn, nhất là nước tư bản phát triển cao nhất đang khống chế các tổ chức kinh tế toàn cầu (IM. WB, WTO) áp đặt những qui chế và phương thức hoạt động không bình đẳng, gây thiệt hại cho các nước chậm phát triển. Tạo ra tình trạng thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng uy hiếp chủ quyền quốc gia các dân tộc chậm phát triển. Đặc biệt là các nước đang phát triển gặp phải các thách thức sau:

Các nước đang phát triển phải chịu sự ràng buộc và hạn chế của các quy tắc kinh tế quốc tế chủ yếu do các nước phương Tây đặt ra, do đó phải trả giá nhất định. Tuy nhiên sự nguy hiểm này có thể từng bước giảm dần vì tỷ lệ các nước đang phát triển trở thành thành viên của (WTO) ngày càng đông và hiện nay đã chiếm 3/4 số thành viên trong tổ chức này và tỷ trọng của các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới cũng tăng lên một cách ổn định, do đó tiếng nói của họ cũng lớn hơn trong việc đề ra những quy tắc kinh tế quốc tế.

Sự lệ thuộc của nền kinh tế quốc dân vào buôn bán nước ngoài càng lớn sẽ làm cho các nước đang phát triển dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn kinh tế của các nước khác.

Nhanh chóng mở rộng thị trường trong nước làm cho hàng hóa bên ngoài tràn vào, các ngành công nghiệp truyền thống của các nước đang phát triển bị tác động mạnh.

Sự nguy hiểm về tiền tệ. Do sự tác động nhanh giữa các nền kinh tế thế giới, sự gia tăng vốn nhàn rỗi và việc lạm dụng các công cụ như tỷ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái, thị trường cổ phiếu, tiền tệ, làm cho các nước đang phát triển, trong một thời gian ngắn nổ ra cuộc khủng hoảng tiền tệ giống như khủng hoảng tiền tệ ở Mêhicô, ở Thái Lan.

Vốn đầu tư nước ngoài không chỉ có ảnh hưởng tích cực đối với các nước đang phát triển mà còn xuất hiện một số ảnh hưởng tiêu cực như: buộc các nước thu hút được đầu tư phải tăng lượng tiền phát hành để đổi ngoại tệ làm chính sách tiền tệ của các nước đang phát triển bị rối ren dẫn tới tình trạng lạm phát mang tính "nhập khẩu". Trong tình hình này, việc nâng cao tỷ lệ lãi suất và thắt chặt tiền tệ để ngăn chặn lạm phát gia tăng làm cho các doanh nghiệp của nước đó khó vay được vốn của ngân hàng và từ đó rơi vào tình trạng khó khăn do thiếu vốn. Các khoản vốn mà các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển chưa chắc đã phù hợp với chính sách ngành nghề của các nước được nhận vốn, thậm chí còn dẫn tới tình trạng đầu tư trùng lặp, vay vốn nước ngoài sẽ làm cho các nước đang phát triển

đứng trước nguy cơ về thanh toán nợ, thất thoát vốn. Hơn nữa còn phải hứng chịu một số ngành công nghiệp tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm nặng đưa vào các nước đang phát triển sẽ làm nẩy sinh vấn đề môi trường, đồng thời làm cho tình trạng thiếu tài nguyên thêm trầm trọng, tăng mức độ khó khăn trong việc cải cách cơ cấu ngành nghề sau này của nước đó.

Toàn cầu hóa kinh tế cho phép các nước đang phát triển có thể lợi dụng các ưu thế như lương cao, thiết bị nghiên cứu khoa học tốt và môi trường công tác thuận lợi để thu hút nhân tài từ các nước đang phát triển. Nhưng các nước đang phát triển lại không thể không đưa ra giá cao để thu hút nhân tài từ bên ngoài, như vậy các nước đang phát triển bị tổn thất hai lần.

* Về mặt văn hóa - xã hội: Bên cạnh tiêu cực về mặt kinh tế thì toàn cầu hóa còn có tác động tiêu cực về mặt văn hóa - xã hội như xuất hiện những tội phạm xuyên quốc gia, truyền bá nền văn hóa phi nhân bản không lành mạnh làm băng hoại các giá trị đạo đức xâm hại bản sắc văn hóa của các dân tộc...

Như vậy, toàn cầu hóa là một quá trình rất phức tạp vừa có cơ hội vừa có thách thức rất lớn. Tổng kết của UNDP cho rằng từ khi diễn ra quá trình toàn cầu hóa đến nay trên thế giới có 10 nước giàu lên nhưng 130 nước nghèo đi, trong đó có 60 nước GDP đầu người thấp hơn trước khi tham gia toàn cầu hóa. Tổng kết những nước vay nợ để phát triển cho thấy, chưa đến 10% số nước có khả năng trả được nợ, số còn lại biến thành con nợ lưu cữu. Dự thảo báo cáo chính trị của Trung ương tại Đại hội IX nhận định: "Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan ngày càng có nhiều nước tham gia, đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh".

Do đó dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, xuất hiện nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, là hoạt động của các quốc gia về mở rộng

hợp tác kinh tế nhưng không chỉ bằng các quan hệ giao dịch song phương mà bằng cả những hình thức cao hơn là xây dựng các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Ngày nay nhiều vấn đề kinh tế xã hội, môi trường, chỉ riêng mỗi quốc gia dù là quốc gia lớn mạnh nhất cũng

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)