Thời đại ngày nay còn là thời đại đấu tranh cho hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 25 - 29)

lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

* Hòa bình:

Hòa bình là ước mơ, nguyện vọng lâu đời của nhân loại. Nhưng trong thời đại còn có sự phân chia về giai cấp và đối kháng giai cấp gay gắt như hiện nay thì ước mơ đó không phải bao giờ cũng được thực hiện. Nhất là đối với các dân tộc bị áp bức xâm lược. Bởi vậy,

Hòa bình là mục tiêu đầu tiên của tất cả mọi dân tộc trên thế giới. Nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi có hòa bình thì mới có điều kiện để xây dựng, phát triển kinh tế - văn hóa. Nếu hòa bình bị đe dọa thì lòng người không yên, luôn luôn nơm nớp lo sợ không dám làm ăn, sinh sống một cách ổn định. Còn nếu chiến tranh xảy ra thì hòa bình

bị thủ tiêu, xã hội không còn có hòa bình. Khi hòa bình ở nơi nào đó không còn cũng có nghĩa là sự đau thương chết chóc diễn ra ở đó. Đặc biệt là trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ còn làm mưa, làm gió trên thế giới. Như Lê nin nói: "Còn đế quốc là còn chiến tranh; chiến tranh là người bạn đường của chủ nghĩa đế quốc. Thực tiễn của hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX do chủ nghĩa đế quốc gây ra rồi những cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở Việt Nam ở vùng vịnh pếch - xích, ở ápganixtan... đều là những cuộc chiến tranh tàn khốc - gây chết chóc cho bao nhiêu người. Chỉ riêng hai cuộc chiến tranh thế giới cũng đã làm cho thế kỷ XX trở thành một thế kỷ đẫm máu. Theo số thống kê, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 - 1918) lôi kéo 30 nước trên thế giới tham gia chủ yếu diễn ra ở châu Âu, huy động 37 triệu quân đã làm 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, trong đó 20% là dân thường. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II (1939 - 1945) lúc đầu là cuộc chiến tranh đế quốc, sau đó chuyển thành cuộc chiến tranh chống phát - xít (phát - xít Đức, ý, Nhật; các đồng minh: Nga - Mỹ - Anh - Pháp - Trung Quốc) lôi kéo 72 nước của 4 đại lục tham gia, huy động 110 triệu quân chính quy, làm cho 55 triệu người chết, trong đó 50% là dân thường (riêng Liên Xô là 20 triệu, Đức 15 triệu, Ba Lan 6 triệu) số người bị thương lên tới 90 triệu, riêng Liên Xô 35 triệu trong đó có 20 triệu tàn phế suốt đời.

Tiếp sau hai cuộc chiến tranh thế giới là cuộc chiến tranh lạnh diễn ra trong 5 thập kỷ là thời kỳ căng thẳng, chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử loài người. Nếu tính cuộc chiến tranh lạnh kéo dài từ năm 1945 đến 1986 thì bình quân trên thế giới có 4,3 cuộc xung đột 1 năm. Thế giới trong thời "hậu chiến tranh lạnh" cũng không ổn định, từ năm 1990 đến 1996, bình quân là 13 cuộc xung đột một năm. Tứ 1975 đến 1998, trên thế giới xảy ra 150 cuộc chiến tranh cục bộ đã làm 30 triệu người chết, đặc biệt trong đó có 80% là dân thường. Chỉ chừng ấy số liệu cũng đã nói lên sự tàn khốc của chiến tranh và giá trị của hòa bình. Chứng tỏ chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế

quốc - chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù của hòa bình. Tuy nhiên ở đây cũng cần phải phân biệt cuộc chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa không được đồng nhất hai loại chiến tranh này, không được cho rằng chiến tranh nào cũng như nhau. Chiến tranh xâm lược do chủ nghĩa đế quốc gây ra là chiến tranh phi nghĩa; còn chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ hòa bình là chiến tranh chính nghĩa. Từ đó cần phải lên án, ngăn chặn chiến tranh phi nghĩa; ủng hộ, tham gia cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ hòa bình, bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc, bất luận trong trường hợp nào.

Hòa bình luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của nhân loại trong thời đại ngày nay.

* Độc lập dân tộc:

Thế giới chúng ta đang sống là thế giới còn có chủ nghĩa đế quốc, nên cùng với mục tiêu hòa bình là mục tiêu độc lập dân tộc cũng được đặt ra đối với tất cả các nước thuộc mọi chế độ chính trị xã hội khác nhau.

- Đối với các nước XHCN, độc lập dân tộc gắn liền với việc giữ vững độc lập về chính trị, giữ vững sự phát triển kinh tế và văn hóa theo định hướng XHCN nhưng mang màu sắc dân tộc mình.

- ở các nước tư bản chủ nghĩa, tuy rằng trong thời gian gần đây không còn diễn ra chiến tranh thế giới để chia lại thuộc địa, nhưng mức độ thâm nhập của tư bản nước ngoài vào ngay những nước tư bản phát triển nhất thông qua hoạt động kinh tế đang dẫn tới làm mất chủ quyền của nhiều nước về kinh tế và văn hoá. Hơn nữa trong xu thế quốc tế hoá hiện nay, nhiều bản sắc dân tộc, nhiều truyền thống dân tộc ở ngay cả các nước tư bản cũng đang bị xói mòn. Để chống lại nguy cơ đó trong những năm qua ở các nước tư bản xuất hiện xu hướng tìm cách ngăn chặn sự xâm nhập của nền văn hóa ngoại bang, khôi phục nền văn hóa dân tộc. Đó là điều lý giải vì sao Tổng thống Mỹ Billclintơn đưa ra đề tài lớn là "xây dựng lại gia đình ở nước Mỹ"

làm đề tài vận động tranh cử tổng thống năm 1992.

- ở các nước dân tộc chủ nghĩa (các nước đang phát triển) tuy đã thoát khỏi chủ nghĩa thực dân cũ, giành được độc lập dân tộc ở mức độ nhất định trong lĩnh vực chính trị, nhưng vẫn còn bị phụ thuộc nặng nề về kinh tế, văn hóa, tư tưởng. Nên vấn đề độc lập dân tộc càng được đặt ra cấp thiết. Bởi độc lập dân tộc chẳng những bảo vệ chủ quyền dân tộc mà còn mở đường tạo điều kiện cho các dân tộc đi lên CNXH. Vì nếu không gắn với CNXH thì sẽ không có độc lập thật sự sẽ sa vào sự phụ thuộc, khống chế của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc bằng cách này hay cách khác. Đặc biệt là trong thời đại quốc tế hóa và tăng cường tính chỉnh thể của thế giới mục tiêu độc lập dân tộc lại càng quan trọng hơn. Điều đó, một mặt nói lên sự phản ứng lại xu thế biến mất dần ranh giới dân tộc, mặt khác chỉ trên cơ sở độc lập dân tộc mà mỗi dân tộc mới có thể xác lập được vị trí vững chắc của mình trong cộng đồng quốc tế.

* Dân chủ:

Là mục tiêu đấu tranh chung của tất cả các lực lượng đấu tranh chống áp bức, bóc lột nó vừa gắn với độc lập dân tộc vừa gắn với hòa bình và tiến bộ xã hội. Loài người chỉ có hạnh phúc thực sự khi sống trong một thời đại dân chủ, nếu không có dân chỉ thì không có hòa bình, có độc lập cũng không có hạnh phúc. Một thời đại không có dân chủ thì cũng không có tiến bộ xã hội được.

ở thời đại chúng ta, thời đại của sự quốc tế hóa lực lượng sản xuất, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của đời sống vật chất, tinh thần, sự bùng nổ về thông tin và việc tăng cường giao lưu quốc tế đã dẫn tới việc nâng cao đáng kể nhu cầu dân chủ của nhân dân. Đồng thời cũng là thời đại đang chứng kiến cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra rất sâu sắc trong xã hội. Chính những điều đó nó tác động đến tất cả mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới làm cho mục tiêu dân chủ, yêu cầu dân chủ hóa cũng như phong trào đấu tranh cho dân chủ không phải là cái đặc thù cho một loại hình xã hội nào,

nó trở thành vấn đề có tính thời đại, có tính phổ biến. Tuy vậy cuộc đấu tranh cho mục tiêu dân chủ ở mỗi nước mỗi chế độ chính trị xã hội khác nhau có nội dung, tính chất, hình thức cụ thể không hoàn toàn như nhau.

- Đối với các nước tư bản chủ nghĩa cuộc đấu tranh cho dân chủ trước hết và chủ yếu là nhằm mục tiêu thực hiện ngày càng đầy đủ và triệt để những yêu cầu dân sinh, dân chủ. Đấu tranh đòi giai cấp tư sản phải đáp ứng ở mức độ nhất định những quyền lợi thiết thân của người lao động. Củng cố vai trò, vị trí của người lao động trong guồng máy sản xuất, cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, hạn chế sự bóc lột của các thế lực tư bản độc quyền. Xóa bỏ những đường lối chính sách đối nội, đối ngoại phản động của nhà nước tư bản, xóa bỏ các căn cứ quân sự nước ngoài, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Điều đó sẽ tạo địa bàn thuận lợi cho sự phát triển của phong trào công nhân để thì hút quãng đại quần chúng nhân dân về phía mình trong cuộc đấu tranh vì CNXH. Trong khi sử dụng nhân tố tích cực của nền dân chủ tư sản, các lực lượng cách mạng ở các nước tư bản chủ nghĩa cần ý thức rằng: Cuộc đấu tranh cho dân chủ chỉ có thể thắng lợi triệt để thông qua cách mạng XHCN, loại bỏ giai cấp tư sản khỏi bộ máy quyền lực chính trị của xã hội. Đó là sự cần thiết và tất yếu của lịch sử. Lê nin viết: "Cần phải biết kết hợp cuộc đấu tranh cho dân chủ với cuộc đấu tranh cho cách mạng XHCN, bắt cái thứ nhất phục tùng cái thứ hai. Tất cả khó khăn là ở đấy, toàn bộ thực chất là ở đấy"1.

- Đối với các nước đang phát triển cuộc đấu tranh cho mục tiêu dân chủ trước hết là phải đấu tranh thoát khỏi chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập thật sự cả về chính trị, kinh tế, lẫn văn hóa, tư tưởng. Tiếp đến là phải loại trừ tận gốc những tàn tích của chế độ đẳng cấp phong kiến, khắc phục sự kỳ thị dân tộc, những thiên kiến tôn giáo.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)