Nhóm mâu thuẫn nảy sinh trong lòng các nước XHCN.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 59 - 61)

Thực tế ở các nước XHCN thước dây cũng như hiện nay cũng đang chứa đựng rất nhiều các mâu thuẫn; nhận thức được điều đó cũng là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với CNXH. Vì có biết phát hiện mâu thuẫn mới tìm biện pháp để giải quyết mâu thuẫn không cho nó bùng nổ thành xung đột giai cấp gây tổn thất cho CNXH.

Trước hết phải kể đến mâu thuẫn giữa hai con đường: đi lên CNXH hay quay lại con đường tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này đang đặt ra rất gay gắt, rất phức tạp. Bởi tất cả các nước XHCN trước đây cũng như hiện nay đều chưa vượt ra khỏi một thế giới đầy sự biến động phức tạp, xen lẫn cả thời cơ và nguy cơ. Vì lẽ đó mà con đường

đi lên CNXH dẫu là quy luật vận động tất yếu của xã hội loài người - nó đã ra đời trong đời sống xã hội hiện thực và ăn sâu vào tư tưởng tình cảm của triệu triệu người trên trái đất, nhưng nó không phải dễ dàng, mau chóng được khẳng định. Sự lựa chọn về con đường phát triển của một quốc gia dân tộc có khi phải vòng vèo, phải trả giá đắt như Liên - xô và các nước Đông âu cũ. ở nước ta cũng không ít người tỏ ra ảo tượng mang tính chất hữu khuynh cho rằng dưới CNXH cũng như trong thời kỳ quá độ lên CNXH mâu thuẫn đối kháng sẽ mất đi, chỉ còn mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và có thể khắc phục thông qua "thi đua" "hợp tác" trong lao động đều là sai lầm. Thậm chí có người chưa phải đã chấp nhận con đường XHCN và cho rằng chúng ta chọn con đường XHCN là nhầm, quá độ lên CNXH là vội; có người còn cho rằng chế độ nào cũng được, miễn là có cuộc sống sung sướng từ đó họ ra sức viết và tán phát tài liệu hết lời phê phán, ca ngợi chủ nghĩa tư bản và cổ vũ mọi người đi theo chủ nghĩa tư bản... Đó là những nhận thức mơ hồ, sai lệch về hai con đường, hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau tạo thành mâu thuẫn lớn. Nên phải xác định rõ mâu thuẫn này, nắm bắt được diễn biến của mâu thuẫn để đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm làm cho cuộc đấu tranh giữa hai con đường đi đến kết cục phù hợp với bản chất xu thế của thời đại ngày nay: đó là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản.

Loại mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân gồm một tập hợp các mâu thuẫn cụ thể sau:

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu thực hiện dân giàu, nước mạnh theo con đường XHCN với trạng thái kinh tế - xã hội kém phát triển và những lực lượng cản trở việc thực hiện yêu cầu đó.

- Mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH.

- Mâu thuẫn giữa quan điểm phiến diện về sở hữu trong quá trình xây dựng CNXH với yêu cầu phát triển năng động của bản thân nền kinh tế.

- Mâu thuẫn giữa xã hội hóa hình thức với yêu cầu tất yếu phải có người chủ sử dụng cụ thể những tư liệu sản xuất.

- Mâu thuẫn giữa xu hướng quốc tế hóa lực lượng sản xuất với mô hình kinh tế "độc lập, tự chủ" theo lối khép kín.

- Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế đã làm nảy ra mâu thuẫn trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa bản chất dân chủ cần phải có của CNXH với tình trạng quan liêu của thượng tầng chính trị được tổ chức trên nền tảng kinh tế xã hội hóa hình thức. Mâu thuẫn giữa lối sống mới, con người mới, cách nghĩ mới, đạo đức mới với lối sống cũ, đạo đức cũ, con người cũ. Mâu thuẫn giữa tiến bộ và công bằng xã hội với mặt trái của cơ chế thị trường.v.v.. Chính vì vậy việc giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân là phải theo nguyên tắc vừa có hợp tác vừa có đấu tranh.

Ngoài ra cần phải thấy rằng giữa các nước XHCN anh em nhiều lúc cũng có sự bất đồng, sự va chạm đáng tiếc đã từng diễn ra trong thời gian trước đây.

Mặc dù trong lòng các nước XHCN đang chứa đựng nhiều mâu thuẫn có những mâu thuẫn đã có từ lâu, có những mâu thuẫn mới phát sinh trong điều kiện mới như mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng về kinh tế với sự suy thoái về đạo đức, lối sống và những tệ nạn xã hội trong cơ chế thị trường; mâu thuẫn giữa quá trình dân chủ hóa xã hội với sự độc đoán, chuyên quyền của một số cá nhân, cơ sở... Nhưng để giữ vững sự ổn định về chính trị - xã hội thì phải biết phát hiện mâu thuẫn, giải quyết các mâu thuẫn theo chiều hướng có lợi cho CNXH làm cho CNXH vận động phát triển theo chiều hướng đi lên một cách vững chắc. Tuyệt nhiên không được để cho các mâu thuẫn (dù là mâu thuẫn rất nhỏ có tính chất tạm thời) tích tụ lại tạo thành các mâu thuẫn đối kháng sẽ là nguy cơ cho sự thất bại của CNXH.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)