Nhóm mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 57 - 59)

Trong lòng các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay cũng đang diễn ra đầy rẫy các mâu thuẫn, có thể kể đến:

- Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng được xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất: dưới chủ nghĩa tư bản cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất xã hội đã đạt tới trình độ xã hội hóa cao, có trường hợp rất cao, làm cho quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất đã trở nên lỗi thời. Không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất - kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này về kinh tế không giải quyết được sẽ dẫn đến những mâu thuẫn khác về mặt xã hội.

- Mâu thuẫn giữa tư bản với lao động đặc biệt là giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. Đây cũng là mâu thuẫn rất sâu sắc trong xã hội tư bản. Mâu thuẫn này phản ánh bản chất bóc lột lao động làm thuê của giai cấp tư sản, chừng nào chủ nghĩa tư bản còn tồn tại thì mâu thuẫn đó vẫn còn tồn tại. Đặc biệt là hai giai cấp cơ bản trong xã hội là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản mâu thuẫn giữa hai giai cấp này là mâu thuẫn đối kháng, không thể điều hòa.

Trong thời đại ngày nay, nhờ ứng dụng được thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại và mặt khác do sức ép từ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản vì dân sinh, dân chủ, sức ép của đối thủ là CNXH... buộc các thế lực tư sản thống trị phải có những điều chỉnh để tránh những sự bùng nổ do xung đột xã hội tạo ra để kéo dài sự tồn

tại của chủ nghĩa tư bản như: chăm lo chính sách xã hội hơn, mua chuộc một bộ phận công nhân trí thức, đẩy mạnh việc tuyên truyền tính ưu việt của xã hội tư bản... Tất cả những điều đó không làm thay đổi gì chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, không làm thay đổi tình cảnh làm thuê, dù là công nhân, nông dân, hay trí thức cũng vậy. Mặc dù giai cấp tư sản đã tìm nhiều cách nhằm xoa dịu mâu thuẫn xoa dịu cuộc đấu tranh của nhân dân lao động đối với tư bản nhưng về cơ bản giai cấp tư sản vẫn không triệt tiêu được mâu thuẫn. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác vẫn tiếp tục phát triển, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động vẫn là một trong những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay.

- Mâu thuẫn giữa các nước tư bản, đế quốc với nhau.

Không thể phủ nhận giữa các nước tư bản chủ nghĩa, các nước đế quốc lại không có mâu thuẫn. Dẫu có lúc diễn ra gay gắt có lúc thầm kín nhưng xét toàn cục thì lúc nào cũng có. Bởi quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau là quan hệ liên minh giữa các thế lực, tập đoàn tư bản để cùng tìm kiếm và giành giật nhau về lợi ích. Nên chúng liên minh với nhau trong cạnh tranh và thôn tính lẫn nhau. Hết chiến tranh thịt bò, đến chiến tranh chuối v.v... như chúng ta đã biết. Song chúng cũng lại thống nhất với nhau trong áp bức bóc lột, trong mục đích chống phá CNXH và phong trào cách mạng thế giới. Mâu thuẫn này diễn ra chủ yếu là giữa ba trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản đó là: Mỹ - Tây Âu - Nhật bản, vừa là đồng minh, vừa là đối thủ cạnh tranh, bài trừ nhau gay gắt. Trong đó Mỹ là trung tâm phát triển cao nhất của chủ nghĩa tư bản hiện đại, ra sức mưu toan khống chế các nước tư bản khác và làm bá chủ thế giới. Các trung tâm khác như Tây Âu (chủ yếu là cộng hòa liên bang Đức) và Nhật Bản cũng ra sức trở thành siêu cường về kinh tế, vừa là đồng minh vừa là đối thủ của Mỹ.

Với âm mưu làm bá chủ hoàn cầu của Mỹ làm cho mâu thuẫn giữa các nước tư bản là rất phức tạp. Trong một cuốn sách xuất bản tháng 5

năm 2000, Hubertvedrine, Bộ trưởng ngoại giao Pháp viết: "Là bạn là đồng minh nhưng Pháp không chấp nhận phải đứng sau Mỹ" trong khi Mỹ lợi dụng "dân chủ, nhân quyền" để can thiệp vào các quốc gia độc lập thì ông H.Vedrine lại nói: "Nhiều nơi khát vọng dân chủ, nhưng không nhất thiết là dân chủ giống hệt chúng ta". Ông còn viết: "Đừng quên là trong quá khứ, những nhà truyền giáo, quan chức và lính tráng của chủ nghĩa thực dân đã rao giảng rất nhiều về dân chủ, nhân quyền, những điều mà chính họ rất ít khi áp dụng".

Trong khi Hạ viện Mỹ thông qua Nghị quyết đòi Việt Nam bỏ điều 4 trong Hiến pháp (tức là bỏ điều Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn xã hội) thì Tổng thống Pháp, Tổng thống ltalia đón Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu như một nguyên thủ quốc gia. Trong khi Việt - Mỹ đang chuẩn bị hiệp định thương mại thì Chủ tịch EU xác định rằng Việt Nam là một nền kinh tế thị trường; đó là một điều cơ bản để Việt Nam có thể tham gia WTO. Tổng thống Italia cũng nói: "Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ hệ thống chính trị Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo".

- Ngoài ra giữa các tập đoàn tư bản và công ty tư bản khác nhau trong từng nước cũng có những mâu thuẫn gay gắt trong việc giành giật ưu thế và quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 57 - 59)