Việc thực hiện những nội dung trên của thời đại không thế tách rời với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 31 - 37)

tách rời với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật ngày càng đầy đủ để chuyển lên CNXH.

Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là một hiện tượng xã hội phức tạp, một quá trình lịch sử lâu dài. Nó vừa có tính chất toàn cầu, tính chất quốc tế lại vừa có tính chất bao quát, tổng hợp. Điều cốt lõi của cách mạng khoa học kỹ thuật là khoa học phát triển vượt lên trước và biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp, còn bản thân sản xuất thì biến thành việc áp dụng một cách triệt để khoa học hiện đại vào các quá trình công nghệ. Các tri thức khoa học được vật chất hóa, được thể hiện trong các yếu tố vật chất của các lực lượng sản xuất (trong kỹ thuật, trong quy trình công nghệ của sản xuất), trong các hình thức tổ thức sản xuất tương ứng. Các tri thức khoa học được sử dụng ngày càng nhiều trong hoạt động của người sản xuất khi họ thực hiện các chức năng lao động; khoa học đóng vai trò cơ sở lý luận của mọi quá trình sản xuất. Cách mạng khoa học kỹ thuật kéo theo sự biến đổi về chất, cơ sở quy trình công nghệ của sản xuất, các công cụ và các

phương tiện lao động, các phương pháp và các đối tượng gia công; nó ảnh hưởng đến việc tổ chức lao động, sản xuất và quản lý, dẫn đến sự biến đổi cơ bản địa vị và vai trò của con người trong quá trình sản xuất; chức năng của những người lao động; nó nói lên bước chuyển từ sự phát triển sản xuất theo chiều rộng sang sự phát triển theo chiều sâu.

Sau mấy trăm năm tồn tại trong nền văn minh nông nghiệp và tiếp theo là 300 năm của nền văn minh công nghiệp truyền thống, từ những năm 50 của thế kỷ XX nhân loại bước vào cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới trên mọi lĩnh vực Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này được chuẩn bị từ cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai và bắt đầu diễn ra từ những năm 50 của thế kỷ XX.

Trong suốt nửa thế kỷ đó, nhân loại đã chứng kiến những thành tựu kỳ diệu của nó, nổi bật là những thành tựu sau đây:

+ Thành tựu về năng lượng:

Từ việc tìm ra nguồn năng lượng mới - năng lượng hạt nhân của ông bà Quy ri từ năm 1903 - sau đó chúng ta thấy xuất hiện điện nguyên tử, tàn phá bằng nguyên từ... phục vụ loài người. Nhưng mặt khác cùng xuất hiện loại bom nguyên từ để hủy diệt loài người mà mở đầu là hai quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống ở Hirôxina và Nagazaki nước Nhật vào tháng 8/1945. Năng lượng hạt nhân còn đang phát triển rất mạnh, người ta còn đang tìm ra khả năng mới của năng lượng có thể bổ sung, thay thế các năng lượng truyền thống mà chúng ta đã từng sử dụng.

+ Cuộc cách mạng về sinh học có những thành tựu rất lớn. Với việc tách, nối được gen đã mở ra cuộc "cách mạng xanh" "cách mạng trắng", tạo ra những giống mới đã dẫn tới bước phát triển mới về nông nghiệp, góp phần đắc lực vào việc khắc phục khủng hoảng lương thực của thế giới. Và bây giờ, cuối thế kỷ XX khoa học đã giải mã được

gen của loài người - và thực hiện nhân bản gen thành công, chú cừu đô li ra đời.

+ Trên lĩnh vực y học: các nhà khoa học tiến hành thành công thụ tinh trong ống nghiệm. Đến 1967 đã ghép được tim của con người, chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo đối với con người như bệnh lao, phong...

+ Cuộc cách mạng về vật liệu mới: Lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất bao giờ cũng đi tìm vật liệu mới để phát triển sản xuất. Nhưng không phải thế kỷ nào cũng tạo ra được vật liệu mới. Từ trước tới nay chúng ta đã trải qua thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Bây giờ có thêm vật liệu mới là chất dẻo, tham gia vào nhiều ngành công nghiệp các ngành kỹ thuật cao, từ sợi dệt đến vật liệu xây dựng, kể cả những tàu lớn đi ra đại dương. Đây là một bước tiến rất lớn trong lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Cuộc cách mạng về công nghệ vũ trụ với nhiều thành tựu như phóng vệ tinh nhân tạo năm 1957, sinh vật đầu tiên lên vũ trụ là con chó Laica vào tháng 11/1957, Liên Xô phóng tên lửa lên thăm dò mặt trăng năm 1959. Mỹ đưa con người lên mặt trăng năm 1969 và khám phá sao Hỏa.

Rồi công nghệ giao thông với việc sử dụng phổ biến ô tô và máy bay có động cơ từ 1903, khoa học phục vụ y tế phải kể tới việc tìm ra tia Rơn - gen năm 1901, tìm ra kháng sinh năm 1928...

+ Đặc biệt là cuộc cách mạng thông tin: điện thoại có từ năm 1901, truyền ảnh từ xa 1905. Truyền hình từ xa năm 1914, vô tuyến truyền hình ra đời năm 1926, đến 1951 có vô tuyến truyền hình màu, máy tính ra đời từ năm 1949, hiện nay là máy tính nối mạng. Trước đây người ta tạo ra máy móc để thay thế cho cơ bắp của con người, khi máy tính ra đời nó thay một phần trí tuệ con người. Người ta dự tính năm 2000 có hơn 300 triệu người trên thế giới nối mạng. Cách mạng thông tin làm cho các khu vực trên trái đất xích lại gần nhau,

con người nhanh nhạy hơn, cập nhật hơn, thông minh hơn, xích lại gần nhau hơn và làm cho thế giới đường như nhỏ bé hơn.

Những thành tựu trên đã chứng tỏ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão mà những thế kỷ trước chưa có được, những thành tựu ấy được áp dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội - đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất làm tăng năng suất chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất. Nên chỉ trong một thời gian ngắn dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật lượng của cải của xã hội tăng lên nhiều lần so với hàng trăm năm trước nó có thể tạo ra những của cải, những nguồn nguyên liệu không có sẵn trong tự nhiên, hoặc tự nhiên đó cạn kiệt. Vì thế trong thời đại ngày nay những yếu tố như rừng vàng, biển bạc, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào tuy cũng vần cần thiết nhưng không còn là yếu tố quyết định sự giàu có và phát triển của một đất nước, của thời đại mà yếu tố quyết định đó phải là khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, mà nước Nhật là một ví dụ rất điển hình, bởi như chúng ta biết: Nước Nhật không giàu về tài nguyên lại hay bị động đất, núi lửa. Mặt khác trong chiến tranh thế giới lần thứ hai Nhật phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề của hai quả bom nguyên tử. Nhưng sau đó nhờ có tiến công vào khoa học kỹ thuật mà nước Nhật trở nên giàu có, phát triển như hiện nay.

Cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng tác động sâu sắc tới con người, tới sự thay đổi của cơ cấu xã hội. Nếu trong nền văn minh công nghiệp, con người dùng cơ bắp để điều khiển máy móc thì trong nền văn minh tin học, máy móc chủ yếu được điều khiển bằng trí tuệ. Để đáp ứng đòi hỏi khách quan đó, trình độ trí tuệ của người lao động đã được phát triển vượt bậc. Sự thay đổi cơ cấu lao động cơ bắp và lao động trí tuệ trong việc làm ra sản phẩm cũng dẫn tới sự thay đổi cơ cấu giá trị của sản phẩm, trong đó hàm lượng chất xám ngày càng tăng lên. Cơ cấu xã hội của người lao động cũng có khuynh hướng biến đổi tương ứng, số công nhân truyền thống (áo xanh - lao động chủ yếu bằng cơ bắp) giảm xuống. Số công nhân áo trắng (chủ

yếu lao động bằng trí tuệ) tăng lên; có nơi công nhân được tri thức hóa này chiếm tới một nửa đến hai phần ba lực lượng sản xuất lao động xã hội.

Tuy có sự khác nhau ở mỗi nước nhưng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, nó tác động toàn diện và sâu sắc tới bộ mặt của thời đại, tới mọi mặt của đời sống xã hội kể cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Trí thức khoa học xâm nhập vào mọi mặt của đời sống nhân loại và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đúng như lời dự báo của Mác. Hơn nữa cách mạng khoa học và công nghệ đã dẫn tới bước phát triển nhảy vọt chưa từng có của lực lượng sản xuất nếu tính đến lúc loài người bước vào cuộc cách mạng công nghiệp (l740) lực lượng sản xuất của thế giới là một lần thì đến năm 1970 tăng 1000 lần. So với năm 1970, lực lượng sản xuất của thế giới năm 1990 đã tăng lên gấp đôi (2000 lần).

Sự phát triển của khoa học - công nghệ và những thành tựu của nó là những điều rất kỳ diệu, nó làm cho con người và xã hội ngày càng văn minh ngày càng phát triển, nó làm biến đổi bộ mặt nhân loại và thời đại nếu biết sử dụng những thành tựu đó vì sự sống vì hạnh phúc của con người. Ngược lại không biết sử dụng nó, hoặc sử dụng nó vào những mục đích sai trái, đen tối thì nó lại trở thành có hại thậm chí là vô nhân đạo. Ví dụ:

Việc tìm ra năng lượng hạt nhân nếu để thay thế năng lượng tự nhiên thì có lợi về kinh tế nhưng nếu đem chế tạo vũ khí hạt nhân để giết người hàng loạt là vô nhân đạo.

Việc nhân bản gen là thành tựu vĩ đại về mặt khoa học. Thành tựu đó áp dụng ở vật để tăng nguồn thực phẩm cho con người là có giá trị rất lớn nhưng nếu áp dụng ở người là phản nhân đạo. Bởi nó làm mất đi hạnh phúc đích thực của con người và những cặp vợ chồng, mặt khác trong khi sinh sản theo quy luật tự nhiên dẫu đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình mà dân số vẫn tăng quá nhanh dẫn tới sự bùng nổ

dân số ghê gớm. Vốn dĩ áp dụng nhân bản gen ở người thì con người ở đâu cho hết. Nên sau khi các nhà khoa học công bố sự thành công của công trình này thì lập tức thế giới phải triệu tập Hội nghị cấp cao để cấm việc nhân bản gen ở người. Vì vậy trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển càng đòi hỏi phải gắn với đạo đức.

Mỗi khi khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, lực lượng sản xuất hàng đầu thì lực lượng sản xuất mới cực kỳ to lớn và siêu đẳng về chất ấy đang thúc đẩy xã hội loài người tiến sang một thời kỳ mới - mà người ta gọi đó là nền kinh tế tri thức.

Vậy kinh tế tri thức là gì?

Khái niệm "kinh tế tri thức" là một khái niệm còn quá mới mẻ, không chỉ riêng ở Việt Nam. Đây là vấn đề đã được các học giả trong và ngoài nước đề cập tới trong nhiều tài liệu nghiên cứu, nhiều bài viết đăng tải trên các sách báo tạp chí nhưng chưa có một định nghĩa chính xác được chấp nhận chung về nền kinh tế trí thức. Có thể dẫn ra một số khái niệm như sau:

- Kinh tế tri thức là kinh tế dựa trên trí thức hoặc kinh tế được tri thức dắt dẫn.

- Kinh tế tri thức là một dạng hình kinh tế trong đó việc sáng tạo trong quá trình tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hoặc cũng có thể định nghĩa giản đơn như tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra năm l996: Kinh tế tri thức là kinh tế trong đó tri thức đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người.

ở nước ta gần đây Giáo sư, Viện sỹ Đặng Hữu đưa ra khái niệm: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kinh tế trí thức xuất hiện vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, là sản phẩm mới cực kỳ quan trọng, có thể nói là hết sức cơ bản của thời đại thông tin, là nền kinh tế của hiện tại và tương lai. Nến kinh tế tri thức không còn chỉ là một thuật ngữ có tính học thuật mà đã thực sự trở thành một mục tiêu then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trong thời đại chúng ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền kinh tế này tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội, đó là cơ sở hạ tầng mới của xã hội mới - xã hội thông tin. Khác hẳn nền kinh tế sức người và nền kinh tế tài nguyên trong xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trên công nghệ cao.

Đó là đặc trưng nổi bật nhất của nền kinh tế tri thức. Theo nhiều nhà nghiên cứu, với nền kinh tế trí thức các mũi nhọn của nó là thông tin, sinh học, vật liệu cao và năng lượng mới. Khi đi vào kinh tế tri thức thì yếu tố trí tuệ của con người là cực kỳ quan trọng như Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu viết: "Các ngành sản xuất và dịch vụ mới do công nghệ tạo ra như các dịch vụ khoa học công nghệ, các dịch vụ tin học, các ngành công nghiệp công nghệ cao... được gọi là ngành kinh tế trí thức. Các ngành truyền thống như công nghiệp, nông nghiệp nếu được cải tạo bằng công nghệ cao, mà giá trị do tri thức mới, công nghệ mới đem lại chiếm trên hai phần ba tổng giá trị thì những ngành ấy cũng là ngành kinh tế trí thức. Nền kinh tế gồm chủ yếu các ngành kinh tế trí thức gọi là nền kinh tế trí thức"1.

Như vậy trong nền kinh tế trí thức vẫn còn nông nghiệp và công nghiệp nhưng hai ngành này chiếm tỷ lệ thấp. Cũng như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn còn nông nghiệp nhưng nông nghiệp nhỏ bé. Kinh tế trí thức đã làm cho tri thức vượt qua các nhân tố sản xuất truyền thống là vốn và sức lao động để trở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội

Một phần của tài liệu Chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học Phần 2 (Trang 31 - 37)