THANH TRA BỘ

Một phần của tài liệu 4. Bo tai lieu tra loi kien nghi nam 2021 (Trang 96 - 98)

1. Đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục rà soát, tham mưu, kiến nghị Chắnh phủ bổsung các hành vi vi phạm phát sinh trên thực tế vào Nghị định số 82/2020/NĐ- sung các hành vi vi phạm phát sinh trên thực tế vào Nghị định số 82/2020/NĐ- CP ngày 15/7/2020 của Chắnh phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư

pháp; hành chắnh tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã(UBND các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng,Quảng Trị).

Trả lời:

Điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chắnh phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chắnh (được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP CP ngày18/8/2017) quy định: Ộ1. Việc quy định hành vi vi phạm hành chắnh phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Có vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của pháp luật về trật tự quản lý hành chắnh trong các lĩnh vực quản lý nhà nướcỢ. Do đó, đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng, UBND tỉnh Quảng Trị phản ánh cụ thể các hành vi vi phạm phát sinh trên thực tế gửi về Bộ Tư pháp. Trường hợp, đó là các hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của pháp luật về trật tự quản lý hành chắnh trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thì sẽ tổng hợp, bổ sung vào Nghị định số 82/2020/NĐ-CP trong quá trình sửa đổi, bổ sung. Trường hợp các hành vi vi phạm phát sinh trên thực tiễn nhưng chưa phải là hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của pháp luật về trật tự quản lý hành chắnh trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thì Bộ Tư pháp sẽ xem xét để kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cập nhật, bổ sung vào các văn bản pháp luật chuyên ngành đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự quản lý nhà nước, trên cơ sở đó, sẽ xem xét bổ sung vào Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.

2. Đề nghị Thanh tra Bộ Tư pháp thường xuyên tổ chức tập huấn bồi

dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác thanh tra; triển khai đầy đủ, kịp thời các quy định mới của pháp luật về lĩnh vực liên quan đến hoạt động thanh tra tại địa phương; cần thống nhất tổ chức, hệ thống thanh tra ngành Tư pháp ổn định, không sáp nhập vào các phòng chuyên môn khác (UBND tỉnh Nghệ An).

Trả lời:

- Về việc thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác thanh tra, triển khai đầy đủ, kịp thời các quy định mới của pháp luật về lĩnh vực liên quan đến hoạt động thanh tra tại địa phương:

Năm 2021, Bộ Tư pháp đã tổ chức 02 Hội nghị triển khai tập huấn chuyên sâu về Nghị định số 82/2020/NĐ-CP và xử phạt vi phạm hành chắnh tại 02 miền Bắc, Nam cho các Sở Tư pháp trên toàn quốc. Đồng thời, theo Kế hoạch số 2586/QĐ-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ Tư pháp về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2021, Bộ Tư pháp có tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành và nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tại Học viện Tư pháp. Học viện đã thông báo chiêu sinh đến các Sở Tư pháp nhưng do tình hình dịch Covid-19 nên chưa tổ chức được.

Trong thời gian tới, căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu của các công chức, thanh tra viên của Thanh tra các Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho công chức làm công tác thanh tra tại các Sở Tư pháp và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ.

- Về việc thống nhất tổ chức, hệ thống thanh tra ngành Tư pháp ổn định, không sáp nhập vào các phòng chuyên môn khác:

Bộ Tư pháp đồng tình với kiến nghị này. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 21 Luật Tổ chức chắnh quyền địa phương thì việc quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh./.

Một phần của tài liệu 4. Bo tai lieu tra loi kien nghi nam 2021 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w