XVI. CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Tiếp tục phối hợp, hỗ trợ việc kết nối liên thông giữa Hệ thống thông tin một cửa liên thông điện tử của tỉnh với Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử của Bộ Tư
cửa liên thông điện tử của tỉnh với Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử của Bộ Tư pháp (UBND tỉnh Bắc Giang).
Đề nghị Bộ Tư pháp có giải pháp hỗ trợ kết nối các hệ thống phần mềm giảm thiểu áp lực giải quyết các thủ tục hành chắnh đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch tại địa phương (UBND tỉnh Cao Bằng).
Đề nghị Bộ Tư pháp chỉ đạo Cục Công nghệ thông tin phối hợp, có giải pháp đồng bộ, tắch hợp các hệ thống phần mềm của ngành tư pháp với hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh, giảm thiểu các khó khăn vướng mắc trong giải quyết các thủ tục hành chắnh của lĩnh vực tư pháp ở các địa phương (Ý kiến của UBND tỉnh Thái Nguyên).
Đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tắch hợp, liên thông phần mềm đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến của Bộ Tư pháp vào Cổng dịch vụ công để tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện thủ tục đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp bằng hình thức trực tuyến. Vì hiện tại, cùng một thủ tục đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến nhưng có đến 02 phần mềm (Bộ Tư pháp và UBND Tỉnh) tiếp nhận hồ sơ đăng ký, việc này đã gây khó khăn cho công dân khi thực hiện, cũng như cán bộ tiếp nhận hồ sơ (UBND tỉnh Đồng Tháp).
Đề nghị Bộ Tư pháp Hướng dẫn việc thực hiện kết nối liên thông giữa các phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành do Bộ Tư pháp cung cấp với Cổng dịch vụ công của tỉnh và các phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chắnh liên thông (UBND tỉnh Tuyên Quang).
Trả lời:
Về các kiến nghị này, trong các năm từ 2018 - 2020, Bộ Tư pháp đã có các văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện, cụ thể như sau:
- Công văn số 72/CNTT-HTTT&CSDL ngày 05/02/2018 gửi Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kết nối hệ thống thông tin với Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung;
- Công văn số 2823/BTP-CNTT ngày 29/7/2019 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kết nối, liên thông dữ liệu hộ tịch (Với 8 loại dữ liệu đăng ký hộ tịch gồm đăng ký khai sinh; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký kết hôn; đăng ký nhận cha, mẹ, con; ghi chú việc ly hôn, hủy việc kết hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài; đăng ký giám hộ; đăng ký chấm dứt giám hộ và đăng ký khai tử. Năm 2021, Bộ Tư pháp đang tiếp tục mở rộng thêm đối với các nghiệp vụ cấp bản sao trắch lục; cấp xác nhận thông tin hộ tịch và trả bản điện tử kết quả giải quyết TTHC trong lĩnh vực hộ tịch);
- Công văn số 2636/BTP-CNTT ngày 21/7/2020 gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn triển khai tắch hợp một số dịch vụ công của ngành Tư pháp lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia,
Trong các văn bản nêu trên, Bộ Tư pháp đã thông tin với các địa phương giải pháp kết nối liên thông Hệ thống phần mềm lý lịch tư pháp và Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp với Hệ thống một cửa điện tử dùng chung của tỉnh/thành phố (không kết nối trực tiếp với Cổng dịch vụ công của địa phương) thông qua Trục NGSP của Bộ Thông tin và Truyền thông. Khi triển khai thực hiện giải pháp này, địa phương sẽ không phải nhập lại các thông tin tương ứng đã có trên Hệ thống một cửa điện tử vào Hệ thống phần mềm lý lịch tư pháp và Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung. Đến nay đã có hơn 50 địa phương triển khai thử nghiệm kết nối thành công với hơn 20 địa phương triển khai áp dụng chắnh thức.
Vì vậy, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh Đồng Tháp, Bắc Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên và Tuyên Quang yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Tư pháp chủ động nghiên cứu, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại các văn bản nêu trên.