1. Đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp Bộ, ngành có liên quan tăng cường tổ chức
các lớp bồi dưỡng chuyên sâu trong các lĩnh vực đấu giá tài sản; giám định tư pháp; tư vấn pháp luật; hòa giải thương mại; trọng tài thương mại; quản tài viên vì số lượng hành nghề tại tỉnh rất ắt (dưới 10 người) - (UBND tỉnh An Giang).
Trả lời:
Năm 2020, Bộ Tư pháp (Học viện Tư pháp) đã triển khai xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng về hòa giải thương mại. Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng đã xây dựng nhiều chương trình bồi dưỡng về các lĩnh vực tư vấn pháp luật, hòa giải... nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid-19, Bộ Tư pháp không tổ chức được các lớp bồi dưỡng này.
Năm 2022, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng chuyên sâu trong các lĩnh vực đấu giá tài sản; giám định tư pháp; tư vấn pháp luật; hòa giải thương mại; trọng tài thương mại; quản tài viên bằng phương thức tập trung hoặc trực tuyến đáp ứng yêu cầu của địa phương, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới.
2. Đề nghị Bộ Tư pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức pháp luật nhằm nâng cao chất lượng, tắnh chuyên
nghiệp của đội ngũ công chứng viên(UBND tp. Cần Thơ).
Trả lời:
Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Học viện Tư pháp xây dựng thành công các chương trình đào tạo, bồi dưỡng này. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên năm 2021, Bộ Tư pháp chưa tổ chức lớp học được. Vì vậy, năm 2022, Bộ Tư pháp tiếp tục chỉ đạo Học viện Tư pháp phối hợp với các đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức pháp luật cho đội ngũ công chứng viên bằng phương thức tập trung hoặc trực tuyến đáp ứng yêu cầu của địa phương, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới.
3. Đề nghị Bộ Tư pháp chỉ đạo Học viện Tư pháp nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ luật sư; tăng cường tắnh chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề của luật sư và các Tổ chức hành nghề luật sư tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong lĩnh vực thương mại quốc tế; hàng năm tổ chức tập huấn, đào tạo, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, đấu giá theo định kỳ để việc phát triển đội ngũ công chứng viên, đấu giá viên và các tổ chức hành nghề công chứng, đấu giá tài sản tại địa phương đáp ứng quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn cuộc sống. Cần tập trung vào trang bị kiến thức chuyên sâu về kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, tránh việc đào tạo chung chung các kỹ năng phổ biến như tranh tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, thương mại (UBND các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Phú Thọ).
Trả lời:
Trong những năm qua, Bộ Tư pháp luôn quan tâm, chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, đặc biệt là các chương trình đào tạo nghề luật sư, đào tạo nghề công chứng. Bộ thường xuyên rà soát, cập nhật, chỉnh sửa, hoàn thiện Chương trình đào tạo nghề Luật sư, đào tạo nghề công chứng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời tăng cường tắnh thực tiễn trong hoạt động đào tạo nghề. Bên cạnh đó, từ năm 2019 cho tới nay, Bộ Tư pháp đã xây dựng chương trình đào tạo luật sư chất lượng cao và đã triển khai thực hiện được 02 khóa thắ điểm với số lượng học viên mỗi khóa khoảng 40 học viên. Năm 2021, Bộ cũng đã tổ chức tuyển sinh khóa 3. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế.Từ năm 2017 đến nay, Bộ đã và đang tổ chức được 05 khóa đào tạo Luật sư phục vụ hội nhập quốc tế tại Trụ sở Hà Nội và cơ sở TP. Hồ Chắ Minh cho tổng số 229 học viên, trong đó đã có 110 học viên đã được công nhận tốt nghiệp.
Bên cạnh các chương trình đào tạo, Bộ Tư pháp cũng chỉ đạo xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ luật sư; xây dựng chương
trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho các đối tượng đang hành nghề luật sư và cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên năm 2021, Bộ Tư pháp chưa tổ chức lớp học được. Vì vậy, trong năm 2022, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức triển khai tổ chức các lớp bồi dưỡng này.
4. Bộ Tư pháp cần tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡngnghiệp vụ công tác: chứng thực, xử lý vi phạm hành chắnh, theo dõi thi hành nghiệp vụ công tác: chứng thực, xử lý vi phạm hành chắnh, theo dõi thi hành pháp luật, soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, rà soát,... văn bản QPPL từ nguồn kinh phắ của ngân sách nhà nước cho công chức thực hiện công tác này tại địa phương(UBND tỉnh Vĩnh Long).
Trả lời:
Trong những năm vừa qua, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Học viện Tư pháp xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng chuyên sâu về chứng thực, xử lý vi phạm hành chắnh, theo dõi thi hành pháp luật, xây dựng pháp luật. Năm 2021, do tình hình dịch bệnh nên Bộ tạm dừng tổ chức các lớp bồi dưỡng này. Vì vậy, năm 2022, Bộ Tư pháp tiếp tục chỉ đạo Học viện Tư pháp sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác: chứng thực, xử lý vi phạm hành chắnh, theo dõi thi hành pháp luật, soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, rà soát,... văn bản quy phạm pháp luật bằng phương thức tập trung hoặc trực tuyến (tùy thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại các tỉnh, thành trong cả nước). Tuy nhiên, kinh phắ thực hiện sẽ do đơn vị cử công chức, viên chức tham gia lớp học chi trả. Bộ Tư pháp chỉ chi trả từ kinh phắ từ ngân sách nhà nước cho công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp được cử tham gia các lớp học theo đúng quy định.