VI. CỤC BỔ TRỢ TƯ PHÁP
11. nghị Bộ Tư pháp tham mưu sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản
theo hướng quy định rõ những nhiệm vụ của cơ quan quản lý như: trình tự, thủ tục hủy hợp đồng ĐGTS và quy định cụ thể cơ quan thẩm quyền hủy kết quả ĐGTS tại Điều 72 Luật ĐGTS; về các trường hợp tạm dừng cuộc đấu giáẦ:
ỘVề việc hủy kết quả ĐGTS: Điều 72 Luật ĐGTS quy định về các trường hợp hủy kết quả ĐGTS. Tuy nhiên, các trường hợp hủy kết quả đấu giá tại Điều 72 còn chung chung, chưa đảm bảo tắnh bao quát và dễ phát sinh việc bỏ sót, không xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật về ĐGTS trên thực tế. Bên cạnh đó, Luật ĐGTS chưa quy định cụ thể về thẩm quyền hủy kết quả đấu giá trong một số trường hợp nên gây khó khăn trong việc áp dụng trên thực tế. Cụ thể:
Khoản 2 Điều 72 Luật ĐGTS quy định kết quả đấu giá bị hủy khi: ỘHợp đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9Ợ. Như vậy, chỉ khi người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 Luật ĐGTS mà hợp đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì kết quả đấu giá mới bị hủy. Tuy nhiên, quy định này có nhiều bất cập trên thực tế, bởi lẽ nếu người trúng đấu giá không có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 của Luật thì Tòa án không thể tuyên hợp đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu. Trong khi đó, khoản 2 Điều 46 Luật ĐGTS quy định: ỘHợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sựỢ và khoản 3 Điều 46 quy định: ỘNgười trúng đấu giá được coi như chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá kể từ thời điểm đấu giá viên công bố người trúng đấu giá...
Kể từ thời điểm này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quanỢ. Như vậy, đối với những trường hợp hợp đồng bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 mà không thuộc trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 của Luật ĐGTS thì xử lý như thế nào. Trường hợp này Tòa án có được tuyên Hợp đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu hay không. Trong khi đó, về nguyên tắc, sau khi ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá thì các bên đã thực hiện quan hệ giao dịch dân sự, nếu hợp đồng, giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự thì được Tòa án tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, với cách quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật ĐGTS sẽ vô tình hạn chế các trường hợp hủy kết quả đấu giá đối với các trường hợp Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng, giao dịch dân sự. Do đó, đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 72 Luật ĐGTS theo hướng: ỘHợp đồng dịch vụ ĐGTS, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sựỢ để đảm bảo bao quát các trường hợp xảy ra trên thực tế và thống nhất, phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015.
Khoản 3 Điều 72 quy định: ỘHợp đồng dịch vụ ĐGTS bị hủy bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 33Ợ và khoản 4 Điều 72 quy định: ỘNgười có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức ĐGTS, đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả ĐGTSỢ. Tuy nhiên, Luật ĐGTS chưa quy định rõ cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết quả ĐGTS trong các trường hợp trên gây khó khăn trong quá trình áp dụng trên thực tế. Bởi lẽ, hiện nay liên quan đến việc ĐGTS đang còn có nhiều cách hiểu khác nhau về mối quan hệ hành chắnh hay quan hệ dân sự trong từng giai đoạn ĐGTS. Do đó, cần quy định rõ thẩm quyền hủy kết quả ĐGTS trong từng trường hợp để đảm bảo tắnh khả thi trên thực tếỢ (UBND tp. Đà Nẵng).
Trả lời:
Điều 72 Luật Đấu giá tài sản tại đã quy định cụ thể về các trường hợp hủy kết quả đấu giá tài sản, trong đó, người có tài sản và người trúng đấu giá có thể thỏa thuận hủy kết quả đấu giá, người có tài sản có quyền hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản khi tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm về trình tự, thủ tục đấu giá, việc yêu cầu Tòa án hủy kết quả đấu giá tài sản trường hợp phát hiện hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản. Đối với tài sản nhà nước, kết quả đấu giá cũng bị hủy theo quyết định của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chắnh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chắnh trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chắnh trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chắnh tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định cụ thể các trường hợp vi phạm hành chắnh dẫn đến hủy kết quả đấu giá tài sản. Ngoài ra, pháp luật chuyên ngành cũng có quy định về việc hủy quyết định công
nhận hoặc phê duyệt kết quả trúng đấu giá, xử lý các hành vi vi phạm sau đấu giá như quy định của pháp luật về đất đai, khoáng sản...
Như vậy, Điều 72 Luật Đấu giá tài sản và pháp luật chuyên ngành đã có các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục hủy kết quả đấu giá, ký Quyết định công nhận kết quả đấu giá tài sản. Tuy nhiên, ghi nhận ý kiến trên, trong thời gian tới khi sửa đổi, bổ sung Luật đấu giá tài sản và văn bản liên quan, Bộ Tư pháp sẽ rà soát, nghiên cứu để quy định cụ thể hơn vấn đề này.