XVI. CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
7. nghị Bộ Tư pháp sớm ban hành hướng dẫn về các tiêu chuẩn CSDL
chuyên ngành, phục vụ cho việc triển khai xây dựng các CSDL; kết nối chia sẻ với các CSDL chuyên ngành khác; ban hành các quy định về chuẩn CSDL hộ tịch, công chứng, quản lý XLVPHC,... làm cơ sở cho các địa phương chủ động trong việc thực hiện số hóa, xây dựng CSDL (UBND TP. Hà Nội).
Trả lời:
- Đối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, và Cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chắnh: Hiện nay, Bộ Tư pháp đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng các cơ sở dữ liệu. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục chỉ đạo Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực và Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chắnh và theo dõi thi hành pháp luật chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin xây dựng, ban hành hướng dẫn về tiêu chuẩn Cơ sở dữ liệu hộ tịch có liên quan.
Tuy nhiên, ngay từ năm 2019, để có căn cứ cho các địa phương thực hiện kết nối, liên thông dữ liệu đăng ký hộ tịch giữa Hệ thống một cửa điện tử dùng chung của địa phương với Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp thông qua Trục NGSP của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục
Công nghệ thông tin đã chủ động xây dựng Tài liệu hướng dẫn kết nối, trao đổi dữ liệu, trong đó mô tả cấu trúc dữ liệu của 08 nghiệp vụ hộ tịch gồm: (i) đăng ký khai sinh; (ii) cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; (iii) đăng ký kết hôn; (iv) đăng ký nhận cha, mẹ, con; (v) ghi chú việc ly hôn, hủy việc kết hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài; (vi) đăng ký giám hộ; (vii) đăng ký chấm dứt giám hộ; (viii) đăng ký khai tử. Tài liệu này vẫn đang được Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông và Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương áp dụng để kết nối, liên thông dữ liệu từ năm 2019 đến nay.
- Đối với việc thực hiện Số hóa Sổ hộ tịch: Đề nghị Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội giao các đơn vị có liên quan nghiên cứu Công văn số 1437/BTP-CNTT ngày 25/4/2019 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn Số hóa Sổ hộ tịch để chủ động có phương án triển khai thực hiện.