CỤC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu 4. Bo tai lieu tra loi kien nghi nam 2021 (Trang 80 - 82)

1. Đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức tập huấn về công tác bồi thườngnhà nước; đồng thời phổ biến những kinh nghiệm thực tế của địa phương, cơ quan nhà nước; đồng thời phổ biến những kinh nghiệm thực tế của địa phương, cơ quan khác để tham khảo, học tập (UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lâm Đồng).

Trả lời:

Sau khi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) có hiệu lực (từ ngày 01/7/2018), trong năm 2018, 2019, 2020, 2021 Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước) đã tổ chức 27 hội nghị tập huấn ( Năm 2018: 11 Hội nghị; năm 2019: 06 Hội nghị, năm 2020: 04 hội nghị và năm 2021: 06 Hội nghị bằng hình thức trực tuyến qua Zoom). Bên cạnh đó, hàng năm Bộ Tư pháp đã cử 45 lượt cán bộ Lãnh đạo cấp Cục và cấp Phòng làm báo cáo viên tại Hội nghị tập huấn tại một số địa phương (năm 2018 có 11 địa phương; năm 2019, có 01 bộ và 06 địa phương; năm 2020 có 06 địa phương; năm 2021 có 03 địa phương).

Như vậy, kể từ khi Luật TNBTCNN năm 2017 có hiệu lực đến nay, việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước đã được Bộ Tư pháp triển khai hằng năm. Tuy nhiên, với nguồn kinh phắ hạn hẹp, Bộ Tư pháp chưa tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước một cách sâu, rộng. Do đó, để thực hiện hiệu quả công tác này, bên cạnh trách nhiệm của Bộ Tư pháp, đề nghị bộ, ngành và đặc biệt là phát huy trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên cả nước trong chỉ đạo công tác bồi thường nhà nước (quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 73 Luật TNBTCNN năm 2017) có sự chủ động trong bố trắ kinh phắ và chỉ đạo Sở Tư pháp tập huấn nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước tại địa phương. Bộ Tư pháp sẽ phối hợp cử chuyên gia tổ chức và báo cáo viên tham gia hỗ trợ, đồng thời cung cấp tài liệu để các bộ, ngành địa phương chủ động tổ chức các lớp tập huấn tại cơ quan, địa phương, ngành mình.

Dự kiến trong năm 2022, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước, kỹ năng giải quyết bồi thường, hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường cho đội

ngũ được giao thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo đó, Bộ Tư pháp sẽ đổi mới, áp dụng hình thức tập huấn trực tuyến để đáp ứng yêu cầu của các địa phương trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

2. Đề nghị các cơ quan Trung ương cần có quy định về cơ chế phối hợp

giữa các cơ quan liên quan về quản lý nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước. Cần xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật về bồi thường nhà nước nhằm giải quyết những vướng mắc bất cập còn tồn tại (UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lâm Đồng).

Trả lời:

- Về việc cần có quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan về quản lý nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước

Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 (Luật TNBTCNN) quy định rõ trách nhiệm của Bộ Tư pháp (Khoản 2, Điều 73 Luật TNBTCNN); Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh (Khoản 2, Điều 73 Luật TNBTCNN); Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 74, Luật TNBTCNN); các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chắnh phủ (Điều 75, Luật TNBTCNN) trong việc thực hiện, phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước. Bên cạnh đó, Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước của Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động quản lý hành chắnh, tố tụng và thi hành án và Thông tư số 09/2019/TT- BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước cũng đã quy định việc các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.

Quá trình triển khai thi hành các văn bản nêu trên, một số tỉnh, thành phố đã chủ động xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước giữa Sở Tư pháp, các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, thi hành án dân sự, Công an tỉnh nhằm thực hiện hoạt động này (Bình Phước, Sóc Trăng, Bến Tre, Quảng Ngãi, Ầ) cho thấy có hiệu quả trong việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước được nâng lên rõ rệt. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tổng hợp, nghiên cứu việc thực hiện Quy chế phối hợp tại các địa phương nêu trên để phổ biến, nhân rộng.

- Việc xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật về bồi thường nhà nước

Luật TNBTCNN năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm 01 Nghị định và 04 Thông tư của Bộ Tư pháp được ban hành đã sửa đổi, bổ sung, khắc phục được nhiều hạn chế, bất cập của Luật TNBTCNN năm 2009. Trong năm 2021, để tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Bộ Tư pháp đã có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xây dựng văn bản hướng dẫn nội dung quy định tại Điều 55 Luật

TNBTCNN năm 2017 và ban hành văn bản góp ý Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thẩm phán - Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn nội dung quy định tại Điều 55 Luật TNBTCNN năm 2017 (Công văn 389/BTNN-NV2 ngày 15/11/2021). Đến nay, về cơ bản hệ thống pháp luật về bồi thường nhà nước đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ. Trong thời gian tới, thực hiện công tác sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2017, trong quá trình tổ chức, thực hiện Luật TNBTCNN và văn bản hướng dẫn thi hành nếu có vướng mắc, khó khăn phát sinh, đề nghị địa phương tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp để kịp thời hướng dẫn và nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện các biện pháp tổ chức thi hành luật hiệu quả.

3. Đề nghị Bộ Tư pháp cần có cơ chế đảm bảo biên chế kiện toàn đội ngũcông chức các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quản lý nhầ nước về công công chức các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quản lý nhầ nước về công tác bồi thường nhà nước (UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lâm Đồng).

Trả lời:

Tại Khoản 2 Điều 73 Luật TNBTCNN năm 2017 quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước ở địa phương, Sở Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, qua nắm bắt tình hình tại các địa phương thì đa số các Sở Tư pháp chưa có biên chế chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ này. Công chức được giao thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương thường không ổn định, thường xuyên bị thay đổi, dẫn đến việc tham mưu thực hiện công tác này tại địa phương chưa hiệu quả. Trước yêu cầu giảm biên chế hiện nay, thì đây là một khó khăn của hầu hết các địa phương. Trong bối cảnh đó, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần quan tâm, ưu tiên bố trắ biên chế chuyên trách để thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại các Sở Tư pháp từ nguồn biên chế của tỉnh. Đồng thời, cơ cấu lại đội ngũ pháp chế các Sở, ngành để tiếp tục giúp công tác tư pháp nói chung, công tác bồi thường nhà nước nói riêng được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Một phần của tài liệu 4. Bo tai lieu tra loi kien nghi nam 2021 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w