Tiếp tục đầu tư nâng cấp Trung tâm thương mại thị trấn Kon Dơng trở thành chợ đầu mối của huyện; đầu tư nâng cấp chợ xã H'ra, xây mới chợ xã Kon Thụp và Ayun, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá, mở rộng thị trường đến các xã. Phát triển dịch vụ ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân như vận tải, chăm sóc sức khoẻ, khoa học, công nghệ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức Ngân hàng thương mại hoạt động và thành lập mới. Củng cố và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân Kon Dơng, nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ của các tổ chức tín dụng. Huy động tối đa các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh; hằng năm bố trí nguồn ngân sách tối thiểu 200 triệu đồng cho Ngân hàng chính sách-xã hội huyện để cho vay vốn xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.
Khai thác có hiệu quả các tiềm năng về du lịch sinh thái: Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, khu du lịch sinh thái kết hợp các công trình thuỷ điện... và xây dựng, bảo tồn làng văn hoá dân tộc: Đê Kốp, ĐêKtu, làng văn hoá cồng chiêng, làng thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, bảo tồn bản sắc nhà ở dân tộc...
Liên kết với các địa phương khác trong tỉnh Gia Lai cũng như trong toàn vùng Tây Nguyên trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản Cồng chiêng Tây Nguyên, với các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẳng, liên kết 4 tỉnh Bình Định-Phú Yên-Gia Lai-Đăk Lăk với chủ đề “Biển xanh-Hoa vàng-Đại ngàn Tây Nguyên”
và những chương trình du lịch khác (Quyết định số 525/QĐ-UBND, 2016).
Phát triển dịch vụ vận tải: Trên cơ sở dự báo khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách đã nêu các luồng tuyến hiện có được nâng cấp, được phát triển mở rộng để đáp ứng được nhu cầu vận tải của các ngành, lĩnh vực xã hội của huyện. Dự kiến đến năm 2020 Bến xe loại 4 trung tâm huyện (diện tích đất 1ha, bao gồm bến xe tải và các loại xe khách) và có khoảng 1.000 - 1.200 phương tiện.
1.3.4- Quản lý và thực hiện tốt các quy hoạch đã được phê duyệt, đầu tư xây dựng phát triển đô thị và nông thôn
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch gắn với việc xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện quy hoạch, đảm bảo công khai, bảo vệ lợi ích cho người dân trong vùng quy hoạch. Triển khai có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện đến năm 2020 và quy hoạch sử dụng đất trung và dài hạn. Huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, phục vụ dân sinh. Trong đó, ưu tiên đầu tư cho các vùng động lực thị trấn Kon Dơng và các xã Kon Thụp, Đăk Djrăng; chuẩn bị các
điều kiện cho việc hình thành thị trấn Kon Thụp vào sau năm 2020. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, chú trọng nâng cấp duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường đã xuống cấp và tiếp tục đầu tư các tuyến đường cấp thiết; tiếp tục thực hiện tốt chương trình giao thông nông thôn. Quản lý, khai thác sử dụng hiệu quả các công trình sau đầu tư.
Quan điểm, mục tiêu phát triển đô thị: Phát triển đô thị phải đi đôi với xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật và cải tạo, phát triển đô thị phải đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở môi sinh, môi trường tốt và sửu dụng lao động, tài nguyên hợp lý; Phát triển đô thị phải kết hợp chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội; Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị và các điểm dân cư trên địa bàn huyện có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, kỹ thuật đồng bộ, có môi trường đô thị trong sạch và được phân bố hợp lý.
a) Thị trấn Kon Dỡng: Kon Dơng là thị trấn huyện lỵ của huyện Mang Yang có tính chất là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và dịch vụ của huyện Mang Yang. Định hướng kiến trúc thị trấn và phân khu chức năng như sau: - Đất xây dựng thị trấn được xác định hai bên trục QL 19, kéo dài từ cầu Linh Nham đến cầu Châu Khê và tỉnh lộ 670 đoạn giáp QL 19 đến đường vành đai. - Trung tâm của thị trấn được định hướng bao gồm đường bao của 3 trung tâm thương mại, trung tâm hành chính, trung tâm văn hoá thể dục thể thao và công viên.
- Trung tâm thương mại và dịch vụ đặt gần với bến xe nơi bắt đầu thị trấn từ hướng đi Quy Nhơn.
- Trung tâm hành chính nằm trên trục đường đôi song song với QL 19 và phía trước nó có một quảng trường rộng thông với QL 19.
- Các khu dân cư xen kẽ và xung quanh khu trung tâm.
- Trung tâm thể dục thể thao: Được định hướng phát triển về phía trục tỉnh lộ 670 đi Kon Tum.
- Hoa viên và dãi công viên cây xanh nằm gắn liền với khu TDTT và trường Phổ thông cấp 2, 3 tạo thành một khu liên hoàn, khu vực ngã ba quốc lộ 19 và tỉnh lộ 670 bố trí hoa viên và đặt đài tưởng niệm.
- Khu công nghiệp và kho tàng tập trung ở đầu hướng đi Pleiku, có dãi cây xanh cách ly với khu dân cư.
Hiện nay, đô thị Kon Dỡng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V theo Quyết định số 639/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2017.
b) Trung tâm cụm xã:
Trung tâm xã Kon Thụp: Là trung tâm của 5 xã phía Đông sông Ayun, có vị trí địa lý quan trọng trong việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng của
khu vực. Quy mô diện tích của thị trấn là 5.990,71 ha, trong đó: Đất xây dựng đô thị 250 ha; Đất ở cho đồng bào dân tộc 215 ha; Đất nông, lâm nghiệp 5.235 ha; Đất khác 240 ha. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, thị trấn Kon Thụp sẽ là trung tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tiểu vùng. Chuẩn bị các điều kiện cho việc hình thành thị trấn Kon Thụp vào sau năm 2020.
Trung tâm cụm xã Đak Trôi: Là trung tâm của cụm 3 xã Kon Chiêng, Đê Ar, Đak Trôi. Diện tích trung tâm cụm xã: 21,5 ha, trong đó: Đất công trình công cộng 6,0 ha; Đất giao thông 3,2 ha; Đất ở 10,3 ha; Đất dự phòng 2,0 ha. Trước mắt cần đầu tư xây dựng chợ của vùng; phòng khám khu vực trung tâm cụm xã; mạng lưới hạ tầng cho khu trung tâm. Xây dựng khu trung tâm làm hạt nhân phát triển kinh tế xã hội của vùng, là nơi thu mua và trao đổi các sản phẩm hàng hoá thiết yếu cho đồng bào các dân tộc trong cụm.
Trung tâm cụm xã Ayun: Vị trí gần trung tâm xã Ayun, đây là trung tâm của cụm 3 xã dự kiến sẽ tách từ Ayun hiện nay. Quy mô trung tâm cụm xã 20 ha, trong đó: Đất các công trình công cộng 6 ha; Đất giao thông 3 ha; Đất ở 10 ha; Đất dự phòng 1 ha. Tiềm năng lớn nhất của cụm kinh tế này là phát triển nông nghiệp (cây sắn, cao su, lúa nước).
c) Các khu dân cư nông thôn: Xây dựng khu dân cư nông thôn của huyện gắn liền quá trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và đồng bộ với quá trình xây dựng nông thôn mới, phù hợp với hình thái BĐKH trong tương lai. Dự kiến đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, tương đương mức bình quân chung của cả nước. Trên cơ sở địa hình tự nhiên và hiện trạng hệ thống dân cư nông thôn của huyện, hình thái phân bố dân cư theo tuyến – cụm là cơ sở để hình thành hệ thống dân cư nông thôn của huyện. Tuy nhiên, đối với từng vùng, từng khu vực các tuyến dân cư có sự khác nhau.
- Đối với những tuyến cụm dân cư khu vực chuyên trồng cây lâu năm: có thể bố trí theo đường giao thông với 1-2 lớp nhà có quy mô từ 100 – 300 hộ. Cụm có vị trí tại ngã ba hoặc ngã tư đường giao thông thường kết hợp với trung tâm xã. Trên cơ sở xác định tuyến, cụm dân cư để quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước thu hút các hộ lẻ tẻ nằm rải rác ngoài đồng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các công trình phúc lợi.
- Các tuyến, cụm dân cư khu vực dọc Quốc lộ 19: Đây là vùng có đặc điểm sản xuất khá phát triển, nơi tập trung các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương. Tuyến cụm dân cư này được định hướng xây dựng như sau:
+ Đây là những vùng nằm cận kề các khu đô thị, dân cư tập trung, ngành nghề phát triển, nông thôn vùng này sẽ là khu vực được đô thị hóa nhanh hơn trên cơ sở cải tạo, nâng cấp các khu dân cư hiện có.
+ Xây dựng các tiểu thủ công nghiệp để tạo điều kiện cho các cơ sở thủ công có mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng thuận lợi, hợp lý, tập trung chất thải, không gây tác động môi trường.
+ Quy hoạch cải tạo các cụm dân cư có điều kiện phát triển trên cơ sở nâng cấp cơ sở hạ tầng để trở thành các thị trấn, thị tứ trong tương lai – làm hạt nhân phát triển cho khu vực nông thôn trong tương lại.
- Thực hiện phân bố lại dân cư hợp lý: Trong một vài năm gần đây, do kinh tế thị trường chi phối, đã có một số hộ chuyển ra sống sát các trục đường giao thông chính và các khu vực thuận tiện cho việc kinh doanh trao đổi giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở các điểm dân cư nông thôn và thực hiện phân bố lại dân cư trên địa bàn huyện, hướng phát triển của các khu dân cư tập trung và tổ chức di dân xây dựng các điểm dân cư mới.
1.3.7.Đ nh hị ướng phát tri n các v n đ xã h i:ể ấ ề ộ
Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo: Tiếp tục lãnh đạo thực hiện Chương trình đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục và đào tạo; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn ở các bậc học; đảm bảo giáo dục đại trà. Duy trì thành quả phổ cập mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Tăng cường công tác quản lý giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên đảm bảo số lượng, chất lượng. Quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, bảo lực xâm nhập vào nhà trường.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường theo hướng chuẩn hoá; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho các trường nằm trong kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và duy trì kết quả trường học đã đạt chuẩn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Dạy nghề và giáo dục giáo dục thường xuyên. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề ngoài công lập.
Phát triển y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống y tế từ huyện xuống cơ sở. Tăng cường trang thiết bị cho ngành y tế; nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ ngành y tế, nhất là cán bộ y tế thôn, bản nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển bác sỹ xuống các xã, thị trấn. Thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế, y tế dự phòng và các chương trình y tế quốc gia, y tế cơ sở và các chính sách về dân số, kế hoạch hoá gia đình. Phấn đấu đến năm 2020, 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Tập trung đầu tư và quan tâm xây dựng con người văn hóa, đời sống và môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn; phòng, chống tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan. Lồng ghép hiệu quả các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường quản lý Nhà nước đối
với các dịch vụ kinh doanh văn hóa. Phát triển sâu rộng phong trào thể dục, thể thao quần chúng. Đưa đội thông tin lưu động của huyện hoạt động hiệu quả.
Khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí. Khôi phục và phát triển văn hóa, nghệ thuật truyền thống. Củng cố, phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh - truyền hình từ huyện đến cơ sở, phấn đấu 100% xã có trạm truyền thanh, 100% thôn, làng được trang bị, nâng cấp hệ thống loa không dây. Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc gắn với hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở. Xây dựng thị trấn Kon Dơng thành đô thị xanh, sạch, đẹp và giữ vững danh hiệu thị trấn đạt chuẩn Đô thị văn minh.
Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; huy động các nguồn lực đầu tư cho các xã, làng đặc biệt khó khăn, phấn đấu mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%; thực hiện định canh, định cư bền vững.
Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người có công và các đối tượng chính sách xã hội. Đa dạng các hình thức từ thiện, giúp đỡ những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Tổ chức mở rộng đào tạo đa dạng ngành nghề, phấn đấu đến năm 2020, đào tạo cho khoảng 2.500 lao động, tập trung giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn, phối hợp với doanh nghiệp trong thu hút lao động tại chỗ. Quản lý chặt chẽ dân di cư tự do đến địa bàn, tạo điều kiện cho họ có cuộc sống ổn định.
Quan tâm thực hiện tốt công tác dân tộc và các chính sách dân tộc. Kịp thời đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên, môi trường: Ưu tiên đầu tư, xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trên lĩnh vực phát triển nông – lâm nghiệp và các lĩnh vực huyện có thế mạnh.
Tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện bảo vệ môi trường trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án đầu tư. Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư đến Cụm công nghiệp,