2.3.3.1.Tác động đến nông nghiệp và an ninh lương thực:
BĐKH có tác động đến sinh trưởng, phát triển, thời vụ gieo trồng, ảnh hưởng tới khả năng thâm canh tăng vụ, tăng dịch bệnh, dịch hại, làm giảm năng suất, sản lượng của cây trồng vật nuôi.
Bên cạnh đó BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lũ lụt, hạn hán,… làm giảm sản lượng năng suất cây trồng và vật nuôi, tăng nguy cơ rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp. BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích nông nghiệp do hạn hán, ngập nước…. Thiên tai, bão, lũ sẽ làm gia tăng hiện tượng sạt lở,… ảnh hưởng tới tài nguyên đất.
Một yếu tố tác động trực tiếp đến nông nghiệp là cơ sở hạ tầng nông nghiệp, đặc biệt là các công trình thủy lợi. NBD có nguy cơ gây ngập, làm hư hỏng công trình thủy lợi nếu không có biện pháp bảo trì, sử dụng hợp lý; đồng thời lũ xuất hiện với cường độ mạnh hơn, tầng suất lớn hơn làm hư hại công trình, điều này không những gây thiếu nước vào mùa khô mà còn ảnh hưởng đến việc ngăn nước vào nội đồng vào mùa lũ.
2.3.3.2.Tác động đến ngành giao thông vận tải:
Giao thông vận tải là huyết mạch của ngành kinh tế, gắn liền với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân. BĐKH sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống giao thông vận tải cũng như có tác động tiêu cực đến các hoạt động này do yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính. BĐKH với nhiệt độ tăng, tăng cường độ bão lũ sẽ làm các con đường nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng nhất là các dạng đường nông thôn.
Các cơ sở hạ tầng được thiết kế theo quy chuẩn hiện hữu sẽ không còn đáp ứng trong trường hợp BĐKH về sức chịu tải, độ bền, độ an toàn…Đặc biệt là vào mùa mưa, khi mưa to và bão lũ xảy ra với tần suất tăng sẽ rất nguy hiểm đối với tính mạng và tài sản người dân.
2.3.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên,KT-XH của huyện Mang Yang trong việc ứng phó với BĐKH