2.2.3.1.Giao thông:
Trong những năm qua được sự qua tâm đặc biệt của tỉnh, hệ thống giao thông các huyện đã từng bước được cải thiện, 100% các xã trong huyện đều có đường giao thông đến trung tâm các xã. Vận tải hàng hóa trong và ngoài huyện được đảm bảo thuận lợi thông suốt. Hiện nay có 3 cấp đường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của huyện đó là:
- Quốc lộ 19: là tuyến hành lang Đông Tây quan trọng của tỉnh Gia Lai. Tuyến kết nối giữa tỉnh Gia Lai với Bình Định, điểm đầu từ cảng Quy Nhơn – Bình Định kết thúc tại cửa khẩu Lệ Thanh – Gia Lai tiếp nối với quốc lộ 78 qua Tỉnh Ratanakiri của Campuchia. Tuyến đi qua thành phố Pleiku bắt đầu từ đèo An Khê vào trung tâm thành phố tại ngã ba Phù Đổng, tuyến đi chung với quốc lộ 14 về hướng Nam tại chân núi Hàm Rồng đến ranh giới huyện Chư Prông rồi đi cửa khẩu Lệ Thanh. Đoạn chạy qua huyện dài 27 km, chất lượng khá tốt.
- Đường tỉnh lộ 670 (Đường 19D): Nối Quốc lộ 19 (từ trung tâm huyện đi Kon Tum): tổng chiều dài tuyến đường này qua huyện là 4 km.
- Đường tỉnh lộ 666 với chiều dài chạy qua huyện là 46 km.
- Đường huyện lộ: Bao gồm các tuyến đường nội thị trung tâm huyện và các tuyến từ huyện đi đến trung tâm các xã. Tổng chiều dài khoảng 450 km. Trong đó đường láng nhựa khoảng 70 km, đường cấp phối khoảng 100 km, đường đất khoảng 280 km đảm bảo nhu cầu giao thông trên huyện cả 2 mùa.
- Đường xã: Bao gồm đường xã, đường thôn, xóm, làng khoảng 1.300 km. Trong đó đường bê tông ximăng khoảng 85 km, đường cấp phối 35 km, đường đất khoảng 1.180 km. Nhìn chung các tuyến đường này chất lượng kém, hệ thống cầu cống và hệ thống thoát nước chưa có do vậy rất khó khăn cho giao thông đi lại và sản xuất giao lưu sản phẩm hàng hoá vào mùa mưa.
Nhận xét và đánh giá: Tuyến đường quốc lộ đoạn qua khu vực nghiên cứu đảm bảo được việc kết nối giao thông liên tỉnh cho tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Mang Yang nói riêng với các tỉnh lân cận, song một mặt, do tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ, mặt khác lưu lượng phương tiên tham gia giao thông trên các tuyến này hiện nay là khá lớn, chất lượng kết cấu mặt đường một số đoạn bắt đầu xuống cấp; Các tuyến đường đô thị cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận tải và dân sinh trong khu vực. các đoạn tuyến ngoài đô thị còn bé về chiều ngang, chất lượng cũng chỉ ở mức trung bình, một số đoạn đã xuống cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, cần được nâng cấp và cải tạo, đồng nhất về mặt cắt.
2.2.3.2.Thuỷ lợi:
Chỉ đạo các xã, thị trấn vận động nhân dân nạo vét kênh mương đảm bảo nước tưới phục vụ cây trồng. Triển khai xây dựng công trình thủy lợi Chơ Mông xã H'ra, kênh mương thủy lợi đập Ông Sốp, xã Đak Jơ Ta. Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn 2 hồ chứa Hra Bắc và Hra Nam trước, trong và sau mùa mưa.
2.2.3.3.Giáo dục - đào tạo:
Quy mô, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư theo hướng chuẩn đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tính đến năm học 2015-2016, toàn huyện có 42 trường, 622 lớp, 17.208 học sinh (tăng 46 lớp, 2.009 học sinh so với năm học 2010-2011). Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng học sinh đi học không chuyên cần, bỏ học. Năm học 2014, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt 99,5%, học sinh tiểu học đạt 89,6%, học sinh THCS 81,7%, học sinh THPT đạt 80%; chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp tăng so với đầu nhiệm kỳ. Năm học 2014-2015, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 98,9%. Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, trung học cơ sở được duy trì. Đến cuối năm 2015 đã công nhận chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi và công nhận 9/42 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 21,4% (tăng 07 trường so với năm học 2010-2011).
Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 26/8/2011 của Huyện ủy về nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, cơ sở vật chất giáo dục cơ bản được đảm bảo và đầu tư khá đồng bộ. Toàn huyện hiện có là 480 phòng học, trong đó có 192 phòng kiên cố, 265 phòng bán kiên cố và 23 phòng mượn. Thành lập Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên; đầu tư nâng cấp, tăng quy mô Trường phổ thông dân tộc Nội trú từ 150 học sinh lên 300 học sinh và thành lập 02 trường trung học cơ sở bán trú tại xã Lơ Pang, xã Đê Ar đã tạo thuận lợi cho việc học tập của học sinh các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Năm học 2012 – 2013 có 29 học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số đạt danh hiệu học sinh Giỏi. học lực trung bình của các em tăng lên đáng kể, năm học 2013 – 2014 là 82% (tăng 12,2% so với năm học 2010-2011).
Năm 2018, đã chỉ đạo các trường học hoàn thành xây dựng kế hoạch phát triển trường lớp năm học 2018 – 2019 theo tinh thần ghép lớp, tinh giản biên chế26; hoàn thành kiểm tra học kỳ 2 và tổng kết năm học 2017 – 2018; Tổ chức xét công nhận tốt nghiệp Tiểu học và THCS theo kế hoạch27. Triển khai kế hoạch tuyển sinh năm học 2018-2019 đảm bảo đúng kế hoạch, hoàn thành công tác tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại điểm thi Trường THPT Trần Hưng Đạo đảm bảo an toàn, đúng quy chế. Triển khai xây dựng đề án sáp nhập các đơn vị trường học theo Nghị quyết của BCH Trung ương28. Chỉ đạo Trường mẫu giáo Đăk Djrăng, Tiểu học Đăk Djrăng tổ chức đón bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 14 trường29. Tổ chức Hội thảo nâng 26 Trực thuộc Phòng GD&ĐT có 39 đơn vị trường học, 577 lớp với 16.366 học sinh; giảm 01 trường (sáp nhập Trường Tiểu học Đak Jơ Ta và Trường THCS Đak Jơ Ta, thành lập Trường Tiểu học và Trường THCS Đak Jơ Ta), giảm 12 lớp (bậc học Mầm non: 01, Tiểu học: 06 và THCS giảm 05 lớp), tăng 166 học sinh so với năm học 2017- 2018.
27 Tỷ lệ học sinh hoàn thành Tốt nghiệp Tiểu học đạt 100%, THCS đạt 99,6%. Huy động vào lớp 10 đạt 53%, tăng 10,7% so với năm học 2017 – 2018.
28 Sáp nhập Trường TH Đak Jơ Ta và Trường THCS Đak Jơ Ta thành Trường TH&THCS Đak Jơ Ta;
29 Trường Mầm non thị trấn Kon Dơng, Mẫu giáo 17/3, Mẫu giáo Đăk Yă, Mẫu giáo Đăk Djrăng; Tiểu học thị trấn Kon Dơng số 1, Tiểu học Đăk Yă, Tiểu học Ayun số 1, Tiểu học Đăk Djrăng, Tiểu học Đak Ta Ley; THCS Chu Văn An, THCS Quang Trung, THCS Ayun, THCS DTNT huyện và Trường THPT Trần Hưng Đạo, Mẫu giáo Ayun, Mẫu giáo Kon Thụp, Mẫu giáo Lơ Pang đạt mức độ 1.
cao chất lượng mũi nhọn bậc THCS từ năm học 2018 – 2019 và những năm tiếp theo. Triển khai kế hoạch giảng dạy năm học 2018-2019 theo quy định, tỷ lệ học sinh ra lớp hiện tại đạt trên 97%. Triển khai thực hiện đề án bán trú dân nuôi tại trường TH&THCS Đak Jơ Ta với 24 học sinh.
2.2.3.4.Y tế:
Mạng lưới Y tế đã phủ khắp từ huyện, xã đến các thôn làng. Các Trạm Y tế xã đều có nữ hộ sinh, các thôn làng đều có cộng tác viên dân số. Trong nhiệm kỳ vừa qua không để xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng. Mạng lưới cơ sở vật chất y tế được đầu tư, đáp ứng yêu cầu phục vụ khám, chữa bệnh của nhân dân. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; công tác truyền thông và hoạt động y tế dự phòng được chú trọng, kịp thời ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh... Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi được quan tâm thực hiện. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 95%, tăng 5% so với năm 2010. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi từ 26% năm 2010 xuống còn 23,5% năm 2015; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,77% năm 2010 còn 1,59% năm 2015, giảm 0,18% so năm 2011. Việc luân phiên đưa bác sĩ về tuyến xã được chú trọng, có 9/12 Trạm y tế có bác sĩ, 100% thôn, làng có cộng tác viên dân số, nữ hộ sinh; năm 2015 đạt 3,8 bác sỹ/vạn dân tăng 0,6% so với năm 2010. Với chủ trương xã hội hóa, đã hình thành một số phòng khám bệnh tư nhân ngoài giờ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt kế hoạch đề ra, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,59%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,77%).
Công tác xây dựng Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia được chú trọng đầu tư xây dựng, đến năm 2015 trên địa bàn huyện chỉ có Trạm Y tế xã Đăk Yă đạt chuẩn theo tiêu chí năm 2014 của Bộ Y tế.
Huyện ủy đã ban hành Chương trình và tập trung chỉ đạo đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kết quả đến nay toàn huyện có trên 76% người dân tham gia bảo hiểm y tế.
Năm 2018, huyện đã triển khai kế hoạch công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm30. Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm, chợ, qua đó phát hiện, xử lý 205 lượt cơ sở, cảnh cáo nhắc nhở 17 cơ sở vi phạm. Cấp 05 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP và 22 giấy xác nhận kiến thức VSATTP. Các cơ sở y tế đã khám chữa bệnh và điều trị cho 53.255 lượt người (bệnh viện: 30.216 lượt người, Trạm Y tế xã: 23.039 lượt người); điều trị ngoại trú: 49.255, điều trị nội trú: 3.006 lượt người. Số lượt khám BHYT: 34.162 lượt. Duy trì công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt bệnh sốt xuất huyết và bệnh chân tay miệng.
30 Tổng số kiểm tra 129 cơ sở (bao gồm Đoàn kiểm tra của huyện và xã), vi phạm 16 cơ sở, hình thức xử phạt: nhắc nhở và xử phạt 1.500.000.
2.2.3.5.Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao:
- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thực sự đi vào cuộc sống, nhân dân tự giác tham gia tích cực vào việc xây dựng các danh hiệu văn hóa. Đã công nhận 11.243/14.062 hộ gia đình văn hóa, đạt 80% (tăng 8,1% so với năm 2010); 79/106 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, đạt 74,5% (tăng 14 làng, 10,2% so với năm 2010) và công nhận 58/95 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, đạt 61,7%.
- Phong trào rèn luyện thể dục, thể thao trong cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân thường xuyên được duy trì. Công tác xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh, hiện nay đã sửa chữa nâng cấp đưa vào hoạt động Sân vận động huyện và hình thành 04 sân cỏ nhân tạo tư nhân. - Thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở được thiết lập và ngày càng hoàn thiện, phát huy tác dụng trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Không gian văn hóa cồng chiêng được duy trì trong các lễ hội của đồng bào dân tộc Bahnar như lễ đâm trâu, mừng lúa mới, cúng giọt nước, bỏ mả, mừng sức khỏe và cầu mưa. Qua khảo sát cuối năm 2015, toàn huyện còn lưu giữ 175 bộ cồng chiêng, 05 lễ hội truyền thống của người BahNar, 71 nhà rông và 94 nghệ nhân dân gian. Năm 2018, đã tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của địa phương31. Tổ chức thành công Hội thi Văn hóa dân gian các DTTS huyện Mang Yang lần thứ II năm 201832. Đưa đoàn vận động viên tham gia thi đấu thể thao trong chương trình Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Gia Lai lần thứ VIII năm 201833. Triển khai Kế hoạch tổ chức phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2018 trên địa bàn huyện Mang Yang34. Tổ chức giải bóng đá truyền thống huyện Mang Yang lần thứ X năm 2018; tham gia Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai năm 2018; thành lập đoàn tham gia các hoạt động Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018, tại Gia Lai....
Xây dựng và ban hành kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại làng Vai Vêng, xã Ayun. Công tác gia đình được chú trọng, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển; tổ chức thành công Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 201835.
31 Tuyên truyền kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2018) và mừng Xuân Mậu Tuất năm 2018; tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17/03/1975 – 17/03/2018); kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2018); Ngày sách Việt Nam (21/4); kỷ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2018) và tuyên truyền các sự kiện chính trị của đất nước, địa phương.
32 Tham gia Hội thi Văn hóa dân gian các DTTS huyện Mang Yang lần thứ II năm 2018 có hơn 400 nghệ nhân đến từ 12/12 xã, thị trấn. Kết quả: giải Nhất toàn đoàn xã Ayun, giải Nhì toàn đoàn xã Kon Chiêng, giải Ba toàn đoàn xã Đak Jơ Ta; 02 giải Khuyến Khích: xã H’ra và thị trấn Kon Dơng.
33 Kết quả: 01 huy chương Vàng, 01 huy chương Bạc, 07 huy chương Đồng môn võ thuật cổ truyền; 01 giải Khuyến khích môn bóng chuyền Nữ. Xếp thứ 18/20 đoàn tham gia Đại hội.
34 Kết quả 12/12 xã, thị trấn tổ chức phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2018, với 4.442 người tham gia.
35 trao bằng công nhận 26 thôn, làng tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa năm 2017; 01 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 10 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa năm 2017. Đến năm 2017 toàn huyện đạt 11.917 hộ gia đình văn hóa; 80 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa; 01 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 40 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
Nâng cấp trang thông tin điện tử huyện thành cổng thông tin điện tử và xây dựng 12 Trang thông tin điện tử thành phần cho 12 xã, thị trấn. Cổng TTĐT tiếp nhận duyệt và đăng tải 175 tin, bài; 18 thông báo; thay đổi 16 lượt khẩu hiệu tuyên truyền; 09 văn bản và 12 chuyên mục phóng sự. Phối hợp với Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức phục vụ xe thư viện lưu động cho học sinh trên địa bàn huyện36. Đồng thời mở cửa thường xuyên phục vụ cán bộ, học sinh và nhân dân trên địa bàn huyện37.
Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện đã sản xuất 176 chương trình thời sự địa phương (gồm 1031 tin và 180 bài phóng sự), sản xuất 13 chuyên mục phát thanh và 12 chuyên trang truyền hình trên sóng đài tỉnh. Tổng số sách Thư viện hiện có 17.039 bản và 04 điểm truy cập Internet công cộng.
2.2.3.6.Bưu chính viễn thông:
Hệ thống thông tin liên lạc được phủ khắp đến tận thôn làng. Thời lượng phát sóng truyền thanh và truyền hình được duy trì theo quy định. Đến nay 100% xã, thị trấn được phủ sóng truyền thanh, truyền hình và mạng Internet; 100% trung tâm xã, thị trấn đã có mạng lưới điện thoại cố định và phủ sóng điện thoại di động. Thư viện huyện và các điểm Bưu điện Văn hóa xã thường xuyên luân chuyển sách phục vụ