phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Hàng Hóa Hoàng Minh.
Sau một thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Hàng Hóa Hoàng Minh, nhìn chung công tác kế toán tại công ty được thực hiện một cách nề nếp, đảm bảo đúng chế độ hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường, đồng thời cũng là để phù hợp với yêu cầu quản lý thì vấn đề
xem xét lại để có những biện pháp sửa chữa, khắc phục những bất cập vẫn còn tồn tại.
Với tư cách là một sinh viên thực tập, tuy thời gian tìm hiểu thực tế chưa nhiều và sự hiểu biết còn hạn chế nhưng cùng với sự giúp đỡ của bạn bè và thầy cô giáo, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với mong muốn sẽ đóng góp được phần nào giúp cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
Thứ nhất: Công ty đang tính giá thành theo định mức NVL. Tuy
đây là một phương pháp khá đơn giản nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nhất là trong thời kỳ phát triển của khoa học công nghệ. Điều đó làm định mức được xây dựng không đúng, dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm chưa chính xác.
Để hạn chế những nhược điểm đó, Theo em công ty nên xây dựng kế hoạch về giá thành kết hợp định kỳ đánh giá lại định mức đã xây dựng trên cơ sở những thay đổi về giá bán NVL trên thị trường, mức độ hoạt động của máy móc thiết bị…
Thứ hai : Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung, công ty nên
phân biệt thành định phí và biến phí để kết chuyển chi phí xác định giá thành sản phẩm được chính xác. Ngoài ra, công ty phân bổ CP SXC theo CP NVLTT cũng chưa thật chính xác. Công ty nên đặt định mức tiêu hao cho sản phẩm, như vậy việc tính giá thành sẽ được chính xác và tiết kiệm chi phí hơn. Do vậy việc lập dự toán chi phí sản xuất là rất cần thiết.
xưởng, Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp
Chi phí biến đổi gồm: Chi phí NVLTT, Chi phí NCTT
Sở dĩ việc tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này.
Trước hết, Doanh nghiệp cần hoàn thiện quy trình lập dự toán chi phí sản xuất từ khâu lập kế hoạch đến khâu kiểm soát. Khâu lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: Dự toán chi phí NVLTT, Dự toán chi phí NCTT, dự toán chi phí sản xuất chung
Dự toán chi phí NVLTT:
Dự toán này nhằm dự kiến số nguyên vật liệu, chi phí Nguyên vật liệu và số tiền doanh nghiệp phải thanh toán trong kỳ.
Căn cứ lập: Căn cứ vào định mức nguyên vật liệu, Căn cứ vào vật liệu trực tiếp tồn đầu kỳ và nhu cầu vật liệu tồn cuối kỳ để xác định nhu cầu vật liệu mua vào:
Phương pháp lập:
Dự toán NVL = NVL thỏa mãn + NVLTT tồn kho – NVLTT tồn kho cần cho sản xuất y/c sản xuất cuối kỳ đầu kỳ
Dự toán chi phí NCTT
Dự toán này nhằm xác định nhu cầu lao động trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp theo kỳ dự kiến
Căn cứ lập dự toán chi phí sản xuất chung là tổng thời gian lao động trực tiếp, đơn giá chi phí chung và áp dụng công thức :
Dự toán tổng = Tổng thời gian lđ * Đơn giá chi phí SX chung CP chung trực tiếp
Dự toán chi phí sản xuất chung:
phí sản xuất chung thành biến phí và định phí, đồng thời xác đinh số tiền phải chi ra về chi phí sản xuất chung dự kiến.
Căn cứ lập: Căn cứ vào thời gian lao động trực tiếp trên dự toán
chi phí nhân công trực tiếp và định mức biến phí chi phí sản xuất chung cho 1 giờ lao động.
Phương pháp lập: để xác định được chi phí sản xuất chung ta lấy
tổng thời gian lao động trực tiếp nhân với biến phí chi phí sản xuất chung cho một giờ và cộng với định phí chi phí sản xuất chung để xác định tổng chi phí sản xuất chung. Để dự toán số tiền thanh toán này ta lấy tổng chi phí sản xuất chung trừ đi khấu hao TSCĐ
Thực tế ở công ty cho thấy, Chi phí sản xuất trong tháng 12 đã tăng hơn so với các tháng trước nguyên nhân cơ bản là do NVL đầu vào tăng về cả số lượng và giá cả. Thiết bị máy móc, nhân công làm viêc năng suất hơn nên việc tăng đầu vào để tăng sản lượng là hợp lý. Tuy nhiên nếu k chỉ tăng về số lượng mà tăng cả về giá cả của NVL thì đó cũng là một điều đáng quan tâm, vì vậy công ty nên sử dụng hiệu quả đầu vào, và lựa chọn nhà cung cấp giá cả hợp lý mà đảm bảo chất lượng.
Thứ ba: Chi phí khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí có vai trò khá
quan trọng. Chính vì vậy, để chi phí sản xuất được tập hợp đúng, đủ nhằm phản ánh giá thành sản phẩm một cách chính xác thì khoản chi phi khấu hao cũng cần được tính toán phân bổ, theo dõi một cách chặt chẽ. Doanh nghiệp tính khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng, điều này chưa thật chính xác, vì việc tính khấu hao được thực hiện trên máy nên khối lượng tính toán không là trở ngại, do đó có thể tính chính xác đến từng ngày thực tế sử dụng của TSCĐ. Cụ thể, theo bảng đăng ký mức trích
nguyên tắc tròn tháng thì số khấu hao phải trích tháng này là 845.000 đồng. Tuy nhiên, nếu trích khấu hao theo ngày thì:
845.000 *27
Số khấu hao trích tháng này = = 735.967,742 đồng 31
Bên cạnh đó, Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ trong năm nhằm ổn định chi phí giữa các kỳ, không gây biến động về giá thành. Do nguyên giá TSCĐ rất lớn nên chi phí tiến hành sửa chữa rất cao nếu xảy ra sự cố hỏng máy móc thiết bị bất ngờ sẽ có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty nên căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, chủng loại TSCĐ cũng như thời gian sử dụng máy móc thiết bị để lập kế hoạch sửa chữa lớn cho các loại máy móc thiết bị.
Khi tiến hành trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 627,642 Có TK 335
Khi phát sinh chi phí sữa chữa lớn, căn cứ vào chứng từ hóa đơn hợp lý, hợp lệ kế toán ghi:
Nợ TK 2413
Có TK 111, 112, 331…
Khi công trình sữa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí sữa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 335 Có TK 2413
Cuối kỳ, nếu chi phí sữa chữa lớn phát sinh lớn hơn số đã trích, tiến hành trích bổ sung:
Nợ TK 154 (TK 631, 642) Có TK 335
chi phí sản xuất chung và cũng được phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức khối lượng sản phẩm hoàn thành và như vậy nó làm chi phí sản xuất chung tăng lên nhưng không gây ra biến động lớn giữa các kỳ.
Thứ tư: Công ty khi xuất kho CCDC có giá trị lớn, Công ty không nên
tính thẳng vào chi phí trong một kỳ, Như vậy là sai với quy định và và sẽ làm cho việc tính giá thành không được chính xác. Do vậy, Công ty nên phân bổ chi phí vào nhiều kỳ sử dụng.
Và cuối cùng là: Ngày nay, để cung cấp thông tin nhanh chóng,
kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp nói riêng và các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, hơn nữa trong điều kiện kế toán máy ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp thì Công ty nên có những giải pháp kịp thời để có thể nhanh chóng áp dụng được toàn bộ các phần hành kế toán trên phần mềm nhằm giảm bớt khối lượng công việc, nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên kế toán, đảm bảo số liệu chính xác và cung cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho hoạt động quản lý kinh tế vĩ mô.
Trong nền kinh tế thị trường, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp không chỉ nhìn theo một phía mà phải hết sức linh hoạt, đa dạng hóa và đồng bộ hóa các giải pháp kinh doanh, đồng thời phải hài hòa giữa lợi ích Doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Tiết kiệm, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp lâu dài, hữu hiệu và rất phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÀNG HÓA HOÀNG MINH đã tổ chức và từng bước hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, góp phần mang lại hiệu quả cao cho hoạt động quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Là một cán bộ kế toán tương lai, qua thời gian học tập nghiên cứu tại trường và đặc biệt là thời gian thực tế tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÀNG HÓA HOÀNG MINH, em nhận thấy để trở thành một kế toán viên có năng lực thực sự điều cần thiết là: không những phải nắm vững về mặt lý luận mà còn phải có những hiểu biết về tình hình thực tiễn, vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức đã tích lũy được vào thực tiễn.
Thời gian được thực tập tại công ty không nhiều, nhưng nõ đã giúp em phần nào nắm bắt, và hiểu được quy trình kế toán thực tế, và đặc biệt là trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
. Những phân tích và đề xuất trong bài viết dưới góc độ nhìn nhận của một sinh viên, sự hiểu biết thực tế còn hạn chế nên khó tránh khỏi
thầy cô giáo, các cô chú và anh chị trong công ty và các bạn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn TS. Mai Thị Bích Ngọc
cùng các cô chú, anh chị trong CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÀNG HÓA HOÀNG MINH đã giúp đỡ em hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kế toán tài chính - Học viện Tài Chính, xuất bản năm 2010, Nhà xuất bản Tài chính
2. Giáo trình Kế toán quản trị - Học viện Tài Cính, xuất bản năm 2010, Nhà xuất bản Tài chính
3. Hệ thống 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam - Bộ Tài Chính
4. Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014, kèm theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sửa đổi bổ sung, hướng dẫn thực hiện.
5. Tài liệu liên quan của phòng kế toán Công ty TNHH Liên doanh Lửa Việt Bestref.
6. Các tạp chí Tài chính Kế toán
Họ và tên giáo viên hướng dẫn : TS. Mai Thị Bích Ngọc Họ tên sinh viên thực hiện : Trần Thị Hoài Thơ
Lớp : CQ54/21.17
Khoa : Kế toán
Tên đề tài luận văn : “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÀNG HÓA HOÀNG MINH” ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày...tháng...năm 2021 Người nhận xét (Ký, ghi rõ họ tên) Điểm: Bằng số: ... Bằng chữ: ...
Họ và tên giáo viên phản biện : ……….
Họ tên sinh viên thực hiện : Trần Thị Hoài Thơ Lớp : CQ54/21.17
Khoa : Kế toán
Tên đề tài luận văn : “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÀNG HÓA HOÀNG MINH ” ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Hà Nội, ngày...tháng...năm 2021 Người nhận xét (Ký, ghi rõ họ tên) Điểm: Bằng số: ... Bằng chữ:...