Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ

Một phần của tài liệu 123 CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại và DỊCH vụ HÀNG hóa HOÀNG MINH (Trang 37 - 39)

1.4.2.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp ( hoặc chi phí vật liệu trực tiếp)

- Nội dung: Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVLTT hoặc CP NVLCTT, và khoản mục này được tính cho một sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở là như nhau. Các khoản chi phí khác như CP NCTT và CP SXC được tính hết cho sản phẩm hoàn thành chịu.

Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang.

Công thức tính:

Theo phương pháp bình quân:

Dck = x Qdck

Theo phương pháp nhập trước xuất trước:

Dck = x Qdck

Trong đó:

+ Dđk, Dck: Là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.

+ Cv: CP NVL chính trực tiếp(CP NVL TT) phát sinh trong kỳ. + Qdck: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

+ Qbht : Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ. Nếu xét quy trình công nghệ chế biến liên tục có n giai đoạn, có thể khái quát tính chi phí sản xuất dở dang từng giai đoạn công nghệ theo công thức:

 Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn 1:

Dddk1 + CV

Dck1 = x Qdck1

Qht1 + Qdck1

 Chi phí sản xuất giai đoạn 2 đến giai đoạn n (i=2,n) (có thể xác định chi tiết cho từng khoản mục chi phí)

Dđki + ZNi-1 chuyển sang

Dcki = x Qdcki

Qhti + Qdcki

- Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản nhanh chóng, khối lượng tính toán ít, không phải kiểm kê đánh giá mức độ hoàn thành.

- Nhược điểm: Giá trị sản phẩm dở dang xác định được kém chính xác. Tỷ trọng chi phí sản xuất khác ngoài CP NVLCTT (hoặc CPNVLTT) chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng chi phí sản xuất càng bộc lộ rõ nhược điểm này.

- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có tỷ trọng CP NVLC TT (hoặc CPNVLTT) trong tổng chi phí sản xuất lớn, khối lượng SPDD ít và tương đối ổn định giữa các kỳ.

1.4.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương

- Nội dung:

Theo phương pháp này, phải tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ tất cả các khoản mục chi phí (CP NVL TT, CP NCTT, CP SXC), khối ở lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.

- Công thức tính:

 Theo phương pháp nhập trước xuất trước:

Dck = x Qdck x mc Trong đó:

+ md, mc là mức độ chế biến thành phẩm của SPDD đầu kỳ, cuối kỳ.

+ Qdđk, Qdck: khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ,cuối kỳ

+ Qbht: khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ (Qbht = Qht - Qdđk).

 Theo phương pháp bình quân gia quyền: Dck = x (Qdck x mc)

Trong đó: Qht là khối lượng sản phẩm hoàn thành.

- Ưu điểm: Kết quả tính toàn có mức độ chính xác cao vì chúng được tính toán đầy đủ tất cả các khoản mục chi phí.

- Nhược điểm: Khối lượng tính toán lớn, mất nhiều thời gian, việc kiểm kê đánh giá mức độ hoàn thành phức tạp.

- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có CP NVL TT chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng SPDD lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành của SPDD.

Một phần của tài liệu 123 CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại và DỊCH vụ HÀNG hóa HOÀNG MINH (Trang 37 - 39)