Nhận xét về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tạ

Một phần của tài liệu 123 CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại và DỊCH vụ HÀNG hóa HOÀNG MINH (Trang 117 - 122)

nhiều nên việc luân chuyển chứng từ mất khá nhiều thời gian, gây đình trệ trong công việc.

Về hệ thống tài khoản:

Nhìn chung, Hệ thống tài khoản kế toán của công ty còn nhiều điểm thiếu sót: Củ thể Tài khoản tiền mặt ngoại tệ chỉ có TK 1112 (Chi tiết tiền mặt USD) nhưng thực tế với nhu cầu phát triển đang mở rộng và sự không ổn định của đồng USD, nhu cầu dự trữ các loại ngoại tệ khác tăng, bên cạnh đó Công ty đang có xu hướng tăng xuất khẩu thêm mặt hàng giò chả và các sản phẩm khác sang ra các nước bạn nhưng Công ty lại không có tài khoản để hạch toán.

Về hệ thống sổ sách và báo cáo:.

Tuy là một công ty có quy mô khá lớn nhưng do mới được thành lập nên vẫn còn nhiều thiếu sót trong công tác kế toán. Với hệ thống báo cáo kế toán, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Công ty vẫn có những điểm thiếu sót xuất phát từ sự không khớp đúng giữa đặc điểm của phần mềm kế toán Misa mà công ty sử dụng và quy định chế độ kế toán về báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên công tác kế toán của Công ty vẫn còn những bất cập, hạn chế cần được quan tâm và tiếp tục cải tiến, củng cố hơn nữa

3.1.2 Nhận xét về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty công ty

3.1.2.1 Những thành tựu đạt được trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Hàng Hóa Hoàng Minh.

một trong những biện pháp lâu dài để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhận thức về điều này, Công ty đã đặc biệt chú trọng đến việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm với mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, trên tinh thần tuân thủ Chế độ kế toán hiện hành, trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán đã vận dụng một cách linh hoạt giữa lý thuyết với điều kiện cụ thể của Công ty.

Về phương pháp hàng tồn kho ( HTK)

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên, việc theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn của vật tư được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục đảm bảo việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ để tính giá xuất kho, do đó không phải theo dõi chi tiết từng loại vật tư, hàng hóa, thích hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác giảm nhẹ khối lượng tính toán phát sinh trong kỳ, tránh sai sót.

Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Công ty đã xây dựng được định mức NVL cho từng loại sản phẩm phù hợp với quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm trên thị trường. Chứng tỏ, công ty nắm rõ để sản xuất thành phẩm cần những NVL gì, số lượng NVL cần để sản xuất một sản phẩm là bao nhiêu, tính toán những trường hợp hao hụt NVL trong định mức cho phép, tính toán rủi ro về những sản phẩm hỏng… công ty đã xây dựng định mức NVL cho sản phẩm theo công thức:

Định mức NVL cần thiết Hao hụt NVL sản xuất

Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Việc tính toán, tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty được thực hiện một cách hợp lý, khoa học và tương đối chặt chẽ. Tiền lương của người lao động được thanh toán đúng hạn, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) được thực hiện nghiêm túc đúng chế độ, quy định. Điều này góp phần khuyến khích người lao động yên tâm là, việc và gắn bó lâu dài với Công ty.

Về hạch toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí chung ở Công ty được hạch toán tương đối đầy đủ, hợp lý. Chi phí chung được tập hợp theo từng loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài... rồi phân bổ cho từng loại sản phẩm theo NLVTT nhằm tránh trường hợp tập hợp thiếu chi phí.

Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Công tác hạch toán chi phí sản xuất được theo dõi chi tiết cho từng loại chi phí, từng khoản mục chi phí đúng bản chất chi phí, điều này giúp Công ty có thể quản lý chi phí một cách chặt chẽ, tránh hao hụt và hạ thấp được giá thành sản phẩm.

Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện nhanh chóng tùy theo yêu cầu của ban giám đốc. Do vậy, công ty có thể xác định được giá bán bất kỳ lúc nào để phục vụ công tác tiêu thụ sản phẩm, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chi phí được tập hợp chung cho sản phẩm giúp cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được diễn ra dễ dàng

ty.

Trên đây là một số ưu điểm của Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch

Vụ Hàng Hóa Hoàng Minh trong tổ chức công tác kế toán toàn doanh nghiệp nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Những mặt ưu đó đã giúp công ty xứng đáng là một doanh nghiệp trẻ năng động, sáng tạo trên thị trường cạnh tranh, thể hiện sự phát triển bền vững của công ty trong những năm tới.

3.1.2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Hàng Hóa Hoàng Minh

Bên cạnh những ưu điểm trong công tác kế toán thì Công ty vẫn còn những tồn tại cần khắc phục, củ thể như:

*Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức, đây là một phương pháp tính giá thành đơn giản, giúp giảm khối lượng công việc cần ghi chép, tính toán. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại Công ty chưa đáp ứng đủ các điều kiện để thực hiện tốt phương pháp này, điều đó thể hiện ở việc Công ty chỉ xây dựng định mức về NVL mà chưa xây dựng được định mức về CPNCTT hay chi phí sản xuất chung. Ngoài ra, theo phương pháp này thì ngay từ đầu mỗi tháng, kế toán phải tính giá thành định mức các loại sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí tiên tiến hiện hành làm cơ sở cho việc tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm sau này. Tuy nhiên công ty chỉ tính định mức cho chi phí NVLC TT, mà mỗi sản phẩm được cấu tạo từ nhiều loại NVL khác nhau. Khi tính giá thành định mức các loại sản phẩm, kế toán phải tính riêng từng loại NVL cấu tạo nên sản phẩm theo những cách thức khác nhau. Do đó, việc sử dụng phương pháp này là rất phức tạp.

phí công nhân sản xuất trực tiếp cho từng loại sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cách làm này chưa phải là chính xác vì bản thân định mức NVL được xây dựng còn tồn tại nhiều hạn chế.

* Trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong năm. Thực tế trong năm có những tháng phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ nhưng lại được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất trong tháng đó, dẫn đến việc xác định giá thành trong tháng không chính xác. Mặt khác, đối với một doanh nghiệp sản xuất, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ đòi hỏi vốn lớn, việc không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi chủ động sửa chữa TSCĐ mỗi khi xảy ra sự cố.

*Trong kỳ, Công ty có xuất kho CCDC sử dụng cho nhiều kỳ, tuy nhiên Công ty không phân bổ mà đã tính thẳng vào chi phí cho một kỳ, Công ty nên xem xét lại cách thức này vì nó làm cho công tác tính giá thành kém chính xác.

*Về công tác kế toán quản trị: Tổ chức kế toán quản trị chưa quan tâm

đúng mực đến việc lập kế hoạch và định mức các khoản mục chi phí dẫn đến mất tính chủ động trong kế hoạch sản xuất. Từ đó, việc sản xuất trong Công ty chịu tác động khá lớn từ giá cả thị trường cũng như lãng phí 1 khoản chi phí không nhỏ khi có sự biến động lớn về yếu tố đầu vào.

*Về kiểm soát chi phí: Tại Công ty chủ yếu sử dụng cách xác định và

phân loại chi phí theo mục đích và công dụng chi phí. Đây là cách phân loại sử dụng chủ yếu trong kế toán tài chính. Còn đối với cách phân loại chi phí theo yêu cầu của kế toán quản trị như: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí (biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp), phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát

trong việc đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược..

*Về hệ thống sổ kế toán: Hầu hết mẫu sổ kế toán được thiết kế phục vụ

cho việc xử lý thông tin theo yêu cầu của quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Hệ thống sổ kế toán được thiết kế mới, đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí và giá thành tuy nhiên vẫn chưa thiết kế được mẫu sổ phù hợp với mục đích quản lý của nhà quản trị theo từng bộ phận trong công ty.

*Việc tổ chức phân tích thông tin: Các bộ phận, phòng ban trong công ty

chưa chủ động trong việc tổ chức và thực hiện kế toán quản trị phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Công tác phân tích chi phí và giá thành chưa được quan tâm đúng mức mà chỉ thực hiện so sánh giản đơn để đánh giá sự biến động của chi phí.

*Về việc thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị: Hiện nay, báo cáo

ké toán quản trị ở Công ty chưa được thiết lập một cách đầy đủ để phục vụ cho yêu cầu quản lý, cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp mà những báo cáo này được lập chủ yếu do tự phát, thiếu đồng bộ, thiếu thông tin.

Một phần của tài liệu 123 CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG mại và DỊCH vụ HÀNG hóa HOÀNG MINH (Trang 117 - 122)

w