Thực hiện chiến lược cạnh tranh huy động vốn năng động

Một phần của tài liệu 141 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – (Trang 78 - 82)

1. Nguồn vốn huy động 1079

3.2.10. Thực hiện chiến lược cạnh tranh huy động vốn năng động

Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường. Do vậy, Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, không có cách nào khác hơn là phải nâng cao sức cạnh tranh của mình, bằng cách thiết lập một chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả. Nội dung của chiến lược này bao gồm:

- Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Đây là công việc quan trọng để thực hiện chiến lược cạnh tranh có hiệu quả của các Ngân hàng. Việc nghiên cứu phải thường xuyên, trên cơ sở so sánh sản phẩm, giá cả (lãi suất), các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng,... với các đối thủ gần gũi (các ngân hàng cùng địa bàn). Với cách làm này có thể xác định được các lĩnh vực cạnh tranh thuận lợi và bất lợi. Nhằm tạo thuận lợi cho ngân hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh, việc nghiên cứu các đối thủ là cũng là một nội dung quan trọng của marketing ngân hàng.

- Phải tạo được lòng tin cao độ đối với khách hàng: Lòng tin được tạo bởi hình ảnh bên trong của Ngân hàng, đó là: số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi, tiền vay,... và hình ảnh bên ngoài của ngân hàng, đó là địa điểm, trụ sở, biểu tượng,... đã trở thành tài sản vô hình của NHTM.

- Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng: Một con người hay một ngân hàng cũng vậy, phải có những đặc điểm phân biệt giữa ngân hàng này với ngân hàng khác. Hoạt động của NHTM cũng phải tạo ra những đặc điểm - hình ảnh của mình, cái ngân hàng mình có mà ngân hàng khác không có. Như vậy, marketing của Ngân hàng phải tạo ra sự khác biệt về hình ảnh của ngân

hàng mình. Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trường; lãi suất; kênh phân phối; hoạt động quảng cáo khuếch trương - giao tiếp.

- Đổi mới phong cách giao dịch: Đổi mới tác phong giao tiếp, đề cao văn hóa kinh doanh là yêu cầu cấp bách đối với cán bộ, nhân viên các NHTM hiện nay, có như vậy mới tiến kịp với tiến trình hội nhập toàn cầu. Đặc biệt là với phong cách thân thiện, tận tình, chu đáo, cởi mở,… tạo lòng tin cho khách hàng gửi tiền. Thực hiện đoàn kết nội bộ, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh doanh, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của ngành. Bằng nhiều chính sách động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên và chính sách khách hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tập trung đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long trên cơ sở những lý luận chung và thực trạng về công tác huy động vốn nhằm giúp cho hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh này ngày càng được nâng cao.

KẾT LUẬN

Nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong điều kiện đó, nhu cầu về vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước là một yêu cầu cấp bách và hết sức to lớn. Hoạt động huy động vốn đã, đang và sẽ là một trong những hoạt động có tầm quan trọng hàng đầu của các ngân hàng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tạo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, đòi hỏi các ngân hàng không ngừng đổi mới, đưa ra các giải pháp thích hợp với từng lĩnh vực kinh tế, từng khu vực dân cư để huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi.

Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc phát triển kinh tế địa phương, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long đang từng bước đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng...nhằm huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, dân cư. Trên cơ sở đó đáp ứng nhu cầu vốn và phát triển kinh tế địa phương. Việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long” là một yêu cầu hết sức cần thiết. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị cán bộ Vietinbank chi nhánh Nam Thăng Long, em đã hoàn thành bài luận văn theo đúng mục tiêu đề ra và hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng có hạn nên trong quá trình thực hiện luận văn khó tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự nhận xét và đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu 141 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w