1. Nguồn vốn huy động 1079
3.2.2. Áp dụng chính sách lãi suất huy động vốn linh hoạt và hợp lý
Lãi suất là yếu tố đầu tiên mà người gửi tiền quan tâm để gửi tiền vào Ngân hàng hay gửi tiền vào ngân hàng khác hay đầu tư vào sản xuất kinh doanh,… Đây chính là đòn bẩy kinh tế tác động rất lớn công tác huy động vốn của Ngân hàng. Lãi suất huy động là một trong các yếu tố có vai trò quan trọng trong việc thu hút lượng khách hàng đến gửi tiền ở ngân hàng. Vì với mọi khách hàng khi có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng thường đặt mục tiêu lãi suất lên trên hàng đầu. Lãi suất được coi là giá cả của sản phẩm dịch vụ tài chính và thường rất khó xác định vì nó rất phức tạp. Để sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất cho việc huy động vốn ngân hàng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lãi suất phải được xác định phù hợp với thời hạn của nguồn huy động vốn, đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dài phải cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn ngắn.
- Lãi suất huy động phải được xây dựng trên cơ sở lãi suất đầu ra, bù đắp được chi phí và có lãi.
- Lãi suất phải được xây dựng theo nguyên tắc thị trường, phản ánh đúng cung cầu trên thị trường vốn.
Ngân hàng phải sử dụng công cụ lãi suất mềm dẻo linh hoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Khi có sự biến động của thị trường lãi suất phải đảm bảo mang tính cạnh tranh đồng thời đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng không bị ảnh hưởng.
Ngân hàng nên hạ thấp lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hay kỳ hạn ngắn và nâng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dài. Khuyến khích và có ưu đãi đối với các khoản tiền gửi có số dư lớn và thời hạn dài bằng cách thưởng thêm một tỷ lệ % về lãi suất tiền gửi. Ngoài các mức lãi suất huy động với các kỳ hạn hiện tại, Ngân hàng cần đề ra thêm các mức lãi suất áp dụng cho các loại tiền gửi với các kỳ hạn gửi ngắn hơn như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần,… nhằm đa dạng hóa các hình thức gửi tiền cho khách hàng lựa chọn. Ngoài những cách phân chia chính sách lãi suất thông thường theo kỳ hạn khoản tiền gửi hay hình thức lĩnh lãi và gốc, Ngân hàng nên phân loại khách hàng theo nhiều nhóm khác nhau (như nhóm khách hàng thường xuyên, nhóm khách hàng mới đến giao dịch lần đầu, khách hàng VIP,…) và áp dụng mức lãi suất phù hợp cho từng nhóm.
Đối với những khách hàng truyền thống, khách hàng có lượng tiền lớn nên có mức lãi suất cao hơn hoặc có thể tăng số lượng dịch vụ đi kèm, để giữ chân khách hàng tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng.
Ngoài ra, đối với đối tượng khách hàng là dân cư, ngân hàng cần thường xuyên khảo sát thị trường để vận dụng lãi suất linh hoạt, đồng thời đưa ra các sản phẩm tiền gửi với lãi suất lũy tiến theo số dư tiền gửi như: với cùng một kỳ hạn như nhau, ngân hàng có thể thay đổi lãi suất với những khoản tiền lớn. Với chính sách như vậy ngân hàng có thể thu hút được những khoản tiền lớn.
Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi tình hình lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng như Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Hà Nội quy định, lãi suất huy động của các
NHTM khác trên địa bàn, dự báo xu hướng biến động về lãi suất, thực hiện điều hành qua lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra để đưa lãi suất huy động vừa có tính cạnh tranh, hấp dẫn nhưng vừa đảm bảo lợi nhuận kinh doanh của chi nhánh. Mặt khác lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trên cơ sở lãi suất huy động để ngân hàng đưa ra mức lãi suất cho vay hợp lý