Sự ra đời và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu 151 GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ (Trang 51)

MISA hay Công ty cổ phần MISA là công ty cung cấp các phần mềm quản lý cho các cơ quan, nhà nước, doanh nghiệp. MISA chuyên ở lĩnh vực quản lý công (như phần mềm về kế toán, quản lý tài sản, quản lý trường học, quản lý hộ tịch, v.v...) và lĩnh vực quản trị doanh nghiệp (như phần mềm quản trị kế toán tài chính, nhân sự, bán hàng, v.v...).

Giai đoạn 1994 – 1996: Xác lập chỗ đứng trên thương trường

MISA Group (tiền thân của MISA) ra đời năm 1994 với hai thành viên ban đầu là ông Lữ Thành Long (chủ tịch HĐQT hiện tại) và người bạn đồng

chí hướng Nguyễn Xuân Hoàng (phó chủ tịch HĐQT hiện tại). Khi ấy hai người ôm khát vọng lớn lao viết cho đời những phần mềm hữu ích, cùng với những tín hiệu tốt ban đầu càng thôi thúc ý chí của hai chàng trai trẻ tuổi đam mê lập trình, vượt lên mọi khó khăn lúc khởi nghiệp.

Giai đoạn 1994 – 1996 là giai đoạn tìm hiểu nghiên cứu và xác lập con đường đi lâu dài cho MISA, mà bước đầu là xây dựng chiến lược phát triển phần mềm đóng gói. Ngay sau đó, phần mềm kế toán đầu tiên của MISA ver 1.0 đã được triển khai thành công cho một dự án phi chính phủ tại Tuyên Quang. Những thành công ban đầu này đã giúp cho những người sáng lập có thêm tinh thần tiếp tục bắt ta vào nghiên cứu và cho ra đời các phiên bản sau, tiêu biểu là Phần mềm kế toán doanh nghiệp SME.NET 2.0. Khác với phiên bản cũ, thay vì phải cài đặt cho từng khách hàng, công ty chỉ cần bàn giao hai đĩa phần mềm cài đặt cùng với sách hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra ở thời kì này, công ty còn triển khai thành công dự án phần mềm Báo cáo ngân hàng RESTAB cho một ngân hàng tên tuổi của Đức, giúp MISA tiến lên một nấc thang mới trong sự nghiệp và hoàn toàn tự tin thực hiện các dự án khác.

Giai đoạn 1996 – 2001: Tận dụng cơ hội, phát triển thương hiệu

Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước và xây dựng MISA thành một thương hiệu mạnh, ngay từ năm 1996, MISA đã nghiên cứu và cho ra đời phần mềm kế toán HCSN MISA Mimosa 4.0. Đánh dấu bước khởi đầu cho một phần mềm trở nên quen thuộc và phổ biến trong các cơ quan nhà nước trong suốt 17 năm qua.

Năm 1998, MISA Mimosa đã được Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT khuyến cáo sử dụng trên toàn quốc tại thời điểm này. Tận dụng được cơ hội vàng này MISA đã triển khai thành công phần mềm MISA Mimosa trên phạm

vi toàn quốc, đặc biệt là ở Tây Nguyên và Nam bộ và trở thành phần mềm tác nghiệp đầu tiên có tính phổ biến tại Việt Nam.

Cũng trong giai đoạn này, MISA vẫn song song phát triển MISA SME và được dùng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp của Việt Nam.

Giai đoạn 2001 – 2010: Vươn lên để trở thành chuyên nghiệp

Sau năm 2000, cùng với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp mới, số lượng các doanh nghiệp tại Việt Nam tăng nhanh từ vài chục ngàn rồi tới vài trăm ngàn doanh nghiệp như hiện nay. Nhận thức thấy phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, trình độ quản lý chưa cao, vốn ít và nhận thức trong việc ứng dụng CNTT còn hạn chế nên MISA đã xác lập một quyết tâm hết sức quyết liệt trong việc khai phá thị trường này. Sản phẩm phần mềm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ MISASME đã ra đời trong bối cảnh đó.

Với tiền đề là phiên bản MISA SME 2.0, cho đến MISA SME 7.0 đã được thiết kế lại hoàn toàn rất trực quan, sinh động và tối ưu trải nghiệm cho người dùng. Phiên bản MISA SME 7.1 ra mắt năm 2004 lại có những thay đổi vượt bậc cả về công nghệ lẫn chiêu thức kinh doanh. Phần mềm dành cho khối Doanh nghiệp này thực sự đột phá và chuyển mình khi chính thức phát hành phiên bản 2010 với khả năng làm việc online và nhiều tính năng cách mạng, mang lại hiệu quả cao cho DN khi ứng dụng.

Giai đoạn này MISA tung ra MISA Mimosa X1 hỗ trợ công tác tổng hợp báo cáo toàn ngành. Các sản phẩm khác cũng để lại dấu ấn trong thời kỳ này như Phần mềm Quản trị Quan hệ khách hàng MISA CRM.NET 2008 đã có lễ ra mắt hoành tráng và tạo ấn tượng mạnh với khối Doanh nghiệp, MISA HRM.NET 2010 phần mềm quản trị nhân sự online đầu tiên tại VN...

Giai đoạn 2001 – 2010 thực sự là một giai đoạn gặt hái được nhiều thành công, làm nền tảng vững vàng cho MISA có những bước nhảy vọt trên thị trường. Đây cũng là năm MISA tổ chức thành công Đại hội Cổ đông, ghi nhận việc người lao động cùng là chủ sở hữu, chia sẻ thành công với công ty và thể hiện công khai minh bạch hoạt động tài chính của MISA.

Giai đoạn 2010 – 2017: Phát triển, mở rộng thị trường, làm chủ xu hướng

Bắt đầu từ năm 2010 MISA đã bắt đầu triển khai dịch vụ Cloud kế toán. Đến năm 2012, MISA triển khai dịch vụ Cloud quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS – một hệ ERP cho các doanh nghiệp SME, cho tới nay, AMIS.VN cũng đã có phiên bản tiếng Hàn nhằm phục vụ các DN Hàn Quốc hoạt động tại VN.

Cũng trong năm 2012, MISA ra mắt phần mềm Quản lý tài sản QLTS.VN là sản phẩm đầu tiên cho khối cơ quan nhà nước hoàn toàn sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Ngay trước khi Chủ trương thuê ngoài dịch vụ CNTT được chính phủ đẩy mạnh để đưa vào thực tiễn, MISA đã liên tục cho ra mắt các giải pháp trên nền cloud đáp ứng chủ trương này như giải pháp về Quản lý Hộ tịch HOTICH.VN và hệ thống quản lý trường học QLTH.VN..

Ở mảng sản phẩm dành cho cá nhân, các ứng dụng mới đánh trúng nhu cầu của thị trường rộng lớn này như: Sổ Thu Chi, Golf HDC,... cũng có hàng trăm ngàn khách hàng sử dụng trên các thiết bị di động.

Với bản lĩnh tiên phong, dẫn đường, tận dụng thời cơ, MISA ngày càng khẳng định giá trị và vị thế trong làng CNTT. MISA liên tiếp cung cấp các phầm mềm quản lý cho khách hàng khối hộ kinh doanh cá thể. Những cái tên

như CUKCUK.VN hay MshopKeeper dần trở nên quen thuộc với hàng nghìn khách hàng. MISA cũng là doanh nghiệp tiên phong ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như Trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain,… vào các sản phẩm đang cung cấp để mang tới trải nghiệm mới hấp dẫn và hiệu quả hơn cho khách hàng.

Giai đoạn 2018 – nay: Phát triển các nền tảng, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin thích ứng cuộc CMCN 4.0 để thúc đẩy sự phát triển của đất nước và các quốc gia trên thế giới

Năm 2018, MISA cũng trình làng meInvoice.vn – Giải pháp hóa đơn điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có sử dụng công nghệ Blockchain, đảm bảo sự minh bạch, an toàn, tiết kiệm. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với các nhà cung cấp khác nhưng chính meInvoice.vn mới là cái tên được nhiều chuyên gia, lãnh đạo trong ngành Thuế - Tài chính nhắc tới.

Trong năm 2018 và 2019, MISA đã cung cấp nhiều giải pháp nền tảng như: Nền tảng đặt sân golf trực tuyến MISA Golf, nền tảng kết nối kế toán và doanh nghiệp siêu nhỏ MISA Startbooks.vn, nền tảng quản trị doanh nghiệp hay nền tảng cho vay trực tuyến dành cho doanh nghiệp. Nền tảng MISA Startbooks được các doanh nghiệp siêu nhỏ tại Việt Nam đặc biệt quan tâm.

Cùng với sự phát triển không ngừng về sản phẩm, MISA Group với hai thành viên ban đầu nay đã thành công ty Cổ phần MISA gồm hơn 2000 nhân sự với nhiều chi nhánh đặt khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Buôn Mê Thuột,…

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty CP MISA

Một DN hoạt động hiệu quả đòi hỏi cần phải có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng trong mọi hoạt động. Hiểu được điều này, MISA luôn chú trọng vào việc xây dựng tổ chức trong công ty. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần MISA:

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần MISA

Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần MISA được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến (Cơ cấu đường thẳng). Đây là mô hình cơ cấu tổ chức trong doanh

nghiệp mà trong đó nhà quản trị trực tiếp ra quyết định và quản lý các cấp bên dưới. Ngược lại cấp dưới chỉ chịu sự điều hành và chịu trách nhiệm trước người lãnh đạo. Cơ cấu tổ chức giúp cho tổ chức được thi hành theo đúng quy trình, tránh sự chồng chéo, nhầm lẫn hay lạm quyền. Trong đó, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông là Chủ tịch HĐQT ông Lữ Thành Long, Trưởng ban kiểm soát là ông Lê Anh Tuân, Tổng giám đốc là bà Đinh Thị Thúy và ông Nguyễn Minh Đức là trưởng ban thư ký.

Ngoài ra, ở cấp văn phòng có sự điều hành, quản lý theo chiều ngang mỗi văn phòng có một chức năng riêng biệt giúp cho các hoạt động của công ty được chuyên môn hóa. Từ đó cấp trên có thể nắm được tình hình hoạt động của công ty một cách toàn diện. Đứng đầu là các Giám đốc văn phòng, Giám đốc trung tâm, Giám đốc phòng ban đứng ra chịu trách nhiệm quản lý, giám sát tình hình làm việc của toàn phòng ban của mình.

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý trung tâm kinh doanh DN vừa và nhỏ - VP MISA Hà Nội – Công ty CP MISA

Cơ cấu tổ chức trung tâm kinh doanh DN vừa và nhỏ - VP MISA Hà Nội – công ty CP MISA: đứng đầu là Ban giám đốc trung tâm kinh doanh DN vừa và nhỏ, bên dưới là ban quản lý khu vực, cuối cùng là quản lý bán hàng của từng khu vực.

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trung tâm kinh doanh DN vừa và nhỏ - VP MISA Hà Nội – công ty CP MISA

2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.4.1. Đặc điểm sản phẩm phần mềm kế toán SME.NET

Công ty sản xuất và kinh doanh các phần mềm quản lý cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. MISA chuyên ở lĩnh vực quản lý công (như phần mềm về kế toán, quản lý tài sản, quản lý trường học, quản lý trường học, quản lý hộ tịch,…); lĩnh vực quản trị doanh nghiệp (như phần mềm quản trị kế toán, tài chính, nhân sự, bán hàng,…) và các phần mềm ứng dụng cho hộ cá thể và cá nhân (như phần mềm quản lý tài chính cá nhân, nền tảng cho golfer, quản lý nhà hàng, quán café,…)

Hình 2.3: Một số sản phẩm tiêu biểu của MISA

Trong đó sản phẩm tiêu biểu nhất của MISA không thể không kể đến

Phần mềm kế toán SME.NET với những lợi ích như:

Quản lý Nhập - Xuất - Tồn kho: Theo nhóm hàng, mặt hàng, nhiều đơn vị tính

Quản lý công nợ phải thu, phải trả, hạn nợ tuổi nợ từng đối tượng

Tiết kiệm tới 80% thời gian nhập liệu và lên báo cáo

Quản lý đầy đủ dữ liệu, không thiếu sót mỗi khi thay đổi kế toán

Quản lý 2 dữ liệu nội bộ và thuế

Không hạn chế số lượng máy cài

Hỗ trợ và đồng hành cùng DN trong suốt quá trình sử dụng

Liên tục cập nhật và cải tiến theo từng năm

Ngoài ra, so với các sản phẩm phần mềm kế toán khác trên thị trường, phần mềm SME.NET có bao gồm tính năng nổi bật như App Mobile đồng bộ dữ liệu với máy tính của kế toán, giúp tra cứu nhanh được hàng tồn kho, công nợ, doanh thu, chi phí của đơn vị. Từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh tế nhanh chóng, kịp thời nhất.

Sản phẩm phần mềm kế toán SME.NET với SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó chính là đối tượng khách hàng mục tiêu mà sản phẩm này hướng tới, phần mềm kế toán dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.2THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA VP HÀ NỘI – CÔNGTY CP MISA TY CP MISA

2.2.1. Tình hình kinh doanh

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của VP Hà Nội – CT CP MISA

Dựa vào bảng trên, có thể thấy tình hình kinh doanh của văn phòng Hà Nội – công ty CP MISA có những biến động từ năm 2018 đến năm 2020. Đặc biệt vào năm 2019, do tình hình dịch bệnh COVID-19 mà doanh thu bán hàng của văn phòng cũng bị ảnh hưởng phần nào, doanh thu năm 2020 (210.224.414.784 VNĐ) giảm 29,7% so với năm 2019 (299.323.445.343

VNĐ). Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát, doanh thu văn phòng Hà Nội năm 2020 lại tăng đáng kể, cụ thể là tăng 156,35% so với năm 2019.

Doanh thu thuần của năm 2019 so với năm 2018 cũng có dấu hiệu giảm, cụ thể là 30,43% (90.890.684.765 VNĐ). Đó là do thời kì dịch bệnh, tuy không bán thêm sản phẩm cho khách hàng mới nhưng văn phòng Hà Nội vẫn duy trì bán các gói cập nhật cho khách hàng cũ, đem lại doanh thu. Còn vào năm 2020, doanh thu thuần của văn phòng Hà Nội tăng 157,01% so với năm 2019. Trong đó, doanh thu thuần từ sản phẩm phần mềm kế toán SME.NET chiếm 24%.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 2.4: Biểu đồ doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ năm 2020 của văn phòng MISA Hà Nội – công ty CP MISA.

của văn phòng MISA Hà Nội – công ty CP MISA

Lợi nhuận thuần của văn phòng Hà Nội – công ty cổ phần MISA cũng xuất hiện những biến động theo từng thời kì. Do doanh thu bán hàng vào năm 2019 giảm so với năm 2018 nên lợi nhuận thuần năm 2019 cũng giảm tận 70,44% (tương ứng với 106.602.021.253 VNĐ). Thế nhưng cùng với sự ổn định của tình hình dịch bệnh, năm 2020 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của văn phòng Hà Nội có những dấu hiệu tăng đáng kể, cụ thể là 143.943.359.168 VNĐ, tăng 357,75% so với năm 2019.

Có thể thấy, ngay sau khi tình hình dịch bệnh được ổn định, văn phòng MISA đã nhanh chóng có được những khoản doanh thu và lợi nhuận hơn hẳn những năm trước. Tuy nhiên, với tình hình thị trường xuất hiện ngày một nhiều những công ty phần mềm khác, nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi từng ngày và các đối thủ cạnh tranh thì luôn sẵn sàng lôi kéo khách hàng, xâm chiếm thị trường, thì các giải pháp của Marketing nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ là vô cùng cần thiết.

2.2.2. Đối thủ cạnh tranh

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, nhu cầu của các doanh nghiệp về giải pháp phần mềm kế toán cũng ngày một tăng cao. Những doanh nghiệp tham gia vào ngành xuất hiện ngày một nhiều. Điều này khiến cho mức độ cạnh tranh của ngành trở nên vô cùng khốc liệt.

Một trong những đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của công ty MISA về sản phẩm phần mềm kế toán là: phần mềm kế toán Bravo, phần mềm kế toán FAST, phần mềm kế toán SMARTPRO,…

Cũng như phần mềm kế toán MISA, phần mềm kế toán Fast có 4 gói sản phẩm cho khách hàng lựa chọn, phù hợp với 4 loại hình doanh nghiệp dịch vụ, thương mại, xây lắp, sản xuất. Giá phần mềm là giá cho riêng bản quyền phần mềm đóng gói (bản chuẩn) chưa bao gồm chỉnh sửa theo yêu cầu của doanh nghiệp

Bảng 2.2: Báo giá phần mềm kế toán Fast và dịch vụ cài đặt, đào tạo, tư vấn

Phần mềm cũng tích hợp bán cả gói “dịch vụ cài đặt, đào tạo, tư vấn” như phần mềm SME.NET giúp cập nhật các mẫu biểu theo quy định mới của Bộ Tài Chính. Khi mua sản phẩm, công ty cũng hỗ trợ doanh nghiệp lưu trữ số liệu, tư vấn trong quá trình sử dụng, xử lý các vướng mắc liên quan đến phần mềm, phần cứng,…

So về giá, sản phẩm này có chi phí thấp hơn phần mềm kế toán SME.NET,

Một phần của tài liệu 151 GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w