Trao đổi hàng hóa hay tiêu thụ hàng hóa đã suất hiện từ rất sớm cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và trình độ phân công lao động xã hội thì trình độ, phạm vi của quan hệ trao đổi cũng đã phát triển không ngừng và đã trải qua nhiều hình thức khác nhau. Do đó tùy thuộc vào từng giai đoạn, tùy thuộc vào cách nhận thức và tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà tiêu thụ hàng hóa có thể có khái niệm khác nhau.
Theo quan điểm cổ điển thì tiêu thụ hàng hóa được hiểu là quá trình hàng hóa di chuyển từ người bán sang người mua và đồng thời là quá trình chuyển quyền sở hữu. Theo quan điểm hiện đại thì tiêu thụ hàng hóa được hiểu là một quá trình phát hiện nhu cầu, là quá trình tác động tổng hợp để làm cho nhu cầu được phát hiện tăng lên quá giới hạn điểm dừng và buộc khách hàng phải thực hiện hành vi mua hàng để thoả mãn nhu cầu. Theo luật thương mại Việt Nam thì tiêu thụ hàng hóa thực chất là việc thực hiện giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và người bán nhận tiền từ người mua theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán.
Theo nghĩa đầy đủ nhất thì tiêu thụ hàng hóa được hiểu là quá trình bao gồm từ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng đặt hàng và tổ chức sản xuất, lựa chọn và xác lập các kênh phân phối, các chính sách và hình thức bán hàng, tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại và cuối cùng thực hiện các công việc bán hàng tại điểm bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất và thực hiện các dịch vụ sau bán. Trong doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa được hiểu là bán hàng. Hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp là một quá trình thực hiện chuyển quyền sở hữu về hàng hóa cho khách hàng và thu tiền về hay được quyền thu tiền về lo bán hàng. Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp là khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp thực hiện trong
một thời kỳ nhất định. Doanh thu bán hàng là lượng tiền mà doanh nghiệp thu được do thực hiện hàng hóa trên thị trường trong một thời kỳ.
1.4.1.2. Vai trò của tiêu thụ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xã hội
Đối với doanh nghiệp
Chúng ta biết rằng doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng như một cơ thể sống và trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Bởi vậy, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà vai trò hoạt động tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau.
Ở giai đoạn đầu khởi nghiệp thì hoạt động tiêu thụ hàng hoá là công cụ để doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường và được thị trường thu nhận doanh nghiệp như là một sự tự nhiên. Đây cũng chính là một mục tiêu trước tiên của doanh nghiệp. Như vậy trong giai đoạn này, bán hàng có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là tiền đề, là bị phỏng đưa doanh nghiệp đạt đến mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.
Ở giai đoạn hai: giai đoạn doanh nghiệp cắt giảm chi phí. Tức là giai đoạn mà bạn - nhà quản trị doanh nghiệp nhận thấy rằng: cuối cùng mặc dù đã thành công trong việc làm ra tiền tuy nhiên vẫn chưa thể tạo ra lợi nhuận, hay hoạt động tiêu thụ hàng hóa đạt kết quả cao nhưng hiệu quả lại chưa có. Bởi vì tuy làm ra nhiều nhưng cũng phải chịu những chi phí tương đương. Lúc này, doanh nghiệp cần trở nên chặt chẽ hơn trong chi tiêu, để mắt đến việc cắt giảm chi phí, giúp cho các khoản thu nhập sẽ trở nên có hiệu quả. Doanh nghiệp đã được thị trường thừa nhận là một bộ phận của mình thì bên cạnh việc phải tiếp tục nâng cao doanh số mở rộng thị phần (tức là hoạt động tiêu
thụ hàng hoá) Phải được đẩy mạnh và mở rộng. Doanh nghiệp cần phải tính đến cắt giảm chi phí để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Do đó, khâu bán hàng lúc này phải giảm tối đa chi phí tiêu thụ trong chừng mực cho phép.
Giai đoạn ba: giai đoạn phát triển khi mà các hoạt động của các doanh nghiệp đã đi vào ổn định. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp đã thu được lợi nhuận tối đa, tạo được vị thế trên thị trường. Bởi vậy, hoạt động tiêu thụ hàng hóa phải không ngừng nâng cao trình độ phục vụ khách hàng để duy trì cũng như phát triển, để đảm bảo vị thế và lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Từ việc xem xét trên, chúng ta có thể khái quát vai trò của tiêu thụ hàng hóa đối với doanh nghiệp như sau: tiêu thụ hàng hóa là điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu và chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi trong từng giai đoạn phát triển của mình: mục tiêu doanh thu, mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu chiếm lĩnh thị trường và tạo vị thế uy tín của doanh nghiệp trên thị trường,... Tiêu thụ hàng hóa là điều kiện kết hợp hài hòa ba mặt lợi ích của doanh nghiệp, xã hội, người lao động. Tiêu thụ hàng hóa là điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh nâng cao trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật cho doanh nghiệp.
Đối với xã hội
Tầm quan trọng của tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân như sau:
Tiêu thụ hàng hóa là điều kiện để ổn định và cải thiện đời sống dân cư bởi vì thông qua hoạt động tiêu thụ hàng hóa thì hàng hóa sẽ đến tay người tiêu dùng. - Tiêu thụ hàng hóa là một trong hai chức năng cơ bản của quá trình lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối, một bên là người tiêu dùng.
Tiêu thụ hàng hóa thúc đẩy nền sản xuất phát triển khi ở giai đoạn sản xuất hàng hóa đơn giản, quan hệ hàng hóa tiền tệ chưa có hình thành rõ nét thì chưa có sự lưu thông hàng hóa mà chỉ có một hình thức sơ khai của nó là trao đổi hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của loài người, phân công lao động được hình thành và phát triển theo các hình thức về tư liệu sản xuất. Quan hệ sản xuất cũng nảy sinh lúc này, hình thức trao đổi hàng hóa đã phát triển lên hình thức cao hơn là lưu thông hàng hóa. Gắn liền với nó là quan hệ hàng hóa tiên tiến ra đời và sản xuất hàng hóa cũng phát triển. Tiêu thụ hàng hóa là điều kiện để lưu chuyển tiền tệ trong xã hội, ổn định và cũng cố đồng tiền thúc đẩy vòng quay của quá trình sản xuất. Qua đó, tái sản xuất sức lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của các hoạt động sản xuất kinh doanh.